Nhiệm vụ không thể chậm trễ hơn nữa. Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc COP-21 ở Paris (Pháp) cuối năm 2015 đang đến rất gần, Hoa Kỳ, cũng như nhiều nước khác đang khẩn trương hoàn thành Kế hoạch chống phát thải khí nhà kính.    

 

Tổng thống Mỹ Barack Obama đã tiết lộ những điều ông gọi là "bước đi quan trọng nhất, lớn nhất trong chiến lược giải quyết vấn đề “Biến đổi Khí hậu”.

Một năm trước đây, chính xác vào tháng Sáu năm 2014, Cơ quan Bảo vệ môi trường Hoa kỳ (EPA) lần đầu tiên đưa ra các đề nghị giảm phát thải ô nhiễm từ các nhà máy điện trong cả nước.

Sau một năm tham vấn và lấy hơn 4 triệu ý kiến ​​công chúng, Kế hoạch năng lượng sạch của Tổng thống Obama sẽ được hoàn chỉnh vào đầu tuần tới. Dự kiến sẽ có sự gia tăng hỗ trợ đáng kể từ các nguồn năng lượng mặt trời, gió và các nguồn tái tạo khác.

Mục đích của Kế hoạch năng lượng sạch sửa đổi là nhằm cắt giảm phát thải khí nhà kính từ các nhà máy điện của Mỹ khoảng 1/3 trong vòng 15 năm. Cụ thể, kế hoạch sửa đổi này sẽ nhằm mục tiêu cắt giảm lượng khí thải carbon trong các lĩnh vực năng lượng đến năm 2030 vào khoảng 32% so với mức của năm 2005.

{keywords}

Các nhà máy nhiệt điện than Hoa Kỳ là những nguồn phát thải khí nhà kính thuộc loại lớn nhất.

Các biện pháp chủ yếu là đưa năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác trở thành nguồn điện trọng tâm.

Như vậy, trên sáu trăm nhà máy nhiệt điện than trên toàn nước Mỹ đối mặt với sự cắt giảm theo kế hoạch của Nhà Trắng. Và cũng vì vậy, các đối thủ trong ngành công nghiệp năng lượng này của nước Mỹ đã tuyên bố sẽ chống lại kế hoạch đó. Họ cho rằng ông Obama đã tuyên bố "một cuộc chiến tranh với than đá", nguồn cung cấp cho hơn 1/3 nhu cầu năng lượng của nước Mỹ hiện nay.

{keywords}

Thế giới mong đợi sự hỗ trợ gia tăng của các nguồn điện mặt trời, điện gió và năng lượng tái tạo.

Trái với một số người lại cho rằng có sự chậm trễ hay mềm yếu trong cam kết về khí hậu của ông Obama, vị “Tổng Chỉ huy Bộ Tham mưu Nhà Trắng” tuyên bố  rằng, các quy định mới sẽ thực sự tạo nên một tác động tổng thể chống sự phát thải khí nhà kính độc hại. Tổng thống Obama nói: “Biến đối khí hậu không phải là vấn đề thuộc thế hệ sau khác. Không còn của ai nữa”, và “Chính quyền của tôi sẽ đưa ra phương án cuối cùng của Kế hoạch Năng lượng Sạch, bước đi quan trọng nhất , lớn nhất để chống với thảm họa Biến đổi Khí hâu”.

Bổ sung thêm, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ Hillary Clinton cho biết bà sẽ bảo vệ kế hoạch (Kế hoạch năng lượng sạch của đương kim tổng thống) nếu bà được bầu thay thế ông Obama.

Bà nói: "Kế hoạch này sẽ cần được bảo vệ. Vì các vị đáng nghi ngờ Cộng hòa -. bao gồm bất kỳ ứng cử viên đảng Cộng hòa nào ra tranh cử tổng thống - sẽ không cung cấp bất kỳ giải pháp đáng tin cậy nào".

Không chỉ người dân nước Mỹ, các nhà quan sát trên thế giới đang rất chờ đợi các Kế hoạch chi tiết giảm phát thải khí nhà kính của các nước, đặc biệt những nước có lượng phát thải khí nhà kính “khủng” như Hoa Kỳ, Trung Quốc, Ấn Độ v.v…

Vì đây là một nhiệm vụ không thể chậm trễ hơn nữa, khi một sự kiện liên quan đến mối đe doạ hủy diệt loài người của sự ấm nóng Trái Đất - Hội nghị Thượng đỉnh về Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc COP-21 - ở Paris (Pháp) vào cuối tháng 11 đầu tháng 12 năm nay 2015 đang đến rất gần.

Trần Minh (theo BBC)