Dù bạn đi chơi, công tác hay du lịch, các chuyến lượt về thường tạo cảm giác ngắn hơn, dù khoảng cách quãng đường thực tế là không đổi. Các nhà khoa học vừa giải mã được hiện tượng này.


{keywords}
Mọi người thường có cảm giác chuyến đi trở về ngắn hơn, dù quãng đường so với lượt đi là không đổi. Ảnh: Corbis

Để tìm hiểu về "hiệu ứng chuyến đi trở về", các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Kyoto, Nhật Bản đã yêu cầu 20 người tình nguyện cởi bỏ đồng hồ đeo tay của họ và xem 2 đoạn phim được chiếu cách nhau 10 phút.

Các đoạn phim có cùng độ dài và do các nhà nghiên cứu quay khi họ đi đoạn theo các lộ trình định sẵn. Một nửa số đối tượng nghiên cứu quan sát 2 chuyến đi lượt đi, trong khi nửa còn lại xem 1 chuyến đi khứ hồi (gồm cả lượt đi và lượt về).

Để định lượng việc những người tình nguyện cảm nhận thời gian trôi nhanh đến mức nào trong các cuộc hành trình, họ được yêu cầu lên tiếng mỗi khi họ nghĩ rằng 3 phút của đoạn phim đã trôi qua. Sau khi xem hết cả 2 đoạn phim, họ cũng được hỏi xem đoạn phim nào dường như dài hơn.

Kết quả hé lộ, những người xem chuyến đi khứ hồi nghĩ rằng, đoạn phim thứ hai ngắn hơn. Điều đáng tò mò là, họ đã không cảm thấy thời gian trôi nhanh hơn trong khi xem các đoạn phim. Chỉ khi được yêu cầu so sánh 2 đoạn phim ở cuối thí nghiệm, "hiệu ứng chuyến đi trở về" mới xuất hiện.

Theo các nhà nghiên cứu, việc biết chúng ta đang trên đường trở về nhà trong chuyến đi có thể khiến quãng đường trông có vẻ gần hơn, khi nhìn lại.

Các nghiên cứu trước đây đã quy hiện tượng trên cho các ảnh hưởng của sự tập trung và đề phòng. Người ta cho rằng, khi chúng ta đang đi đến đâu đó, chúng ta sẽ tập trung vào việc đến đó đúng giờ và tính từng giầy, từng phút.

Ngược lại, khi chúng ta lên đường trở về, áp lực biến mất, chúng ta suy nghĩ về những thứ khác và chuyến đi trôi qua nhanh chóng hơn.

Một lời giải thích khác là, chúng ta quá lạc quan khi bắt đầu cuộc hành trình, dẫn đến việc đánh giá không đúng chuyến đi sẽ kéo dài bao xa. Trong khi đó, chúng ta không có lí do gì nghĩ tiêu cực về khoảng cách của chuyến đi lượt về và vì vậy ngạc nhiên một cách dễ chịu khi nó diễn ra tốt đẹp.

Điều thú vị trên là, hiệu ứng không phải xuất hiện do lộ trình quen thuộc trên đường trở về nhà. Nghiên cứu hé lộ, mọi người cũng trải nghiệm cảm giác thời gian trôi nhanh ngay cả khi họ trở về nhà theo một lộ trình khác.

Các nhà khoa học nói, dù căn nguyên của hiệu ứng trên có là gì đi chăng nữa, nó vẫn thứ để chúng ta tận hưởng. Rốt cuộc, hiệu ứng này khiến chúng ta cảm thấy tuyệt vời sau một chuyến đi dài hoặc kỳ nghỉ kết thúc.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)