Trong tu viện Pangboche (Nepal) có phiên bản của “bàn tay Yeti” và một mảng da đầu rất lạ, dường như thuộc về Người tuyểt.

Trang KM của Nga cho hay, lần đầu tiên người ta phát hiện ra những hiện vật này là vào năm 1950, nhưng nguyên mẫu đã bị đánh cắp vào năm 1990. Hiện nay, một phi công New Zealand tên là Mike Olson đã quyết định tự tạo ra phiên bản xương của hiện vật và mang trả lại cho tu viện.

Phần da đầu lưu giữ trong tu viện được cho là của Người tuyết.

Theo lời của Peter Birna, năm 1950 dẫn đầu doàn thám hiểm theo dấu vết Người tuyết ở vùng dưới chân dãy Himalaya đã nhận thấy hiện vạt trưng bày tại tu viện trông không giống tay người hoặc bất cứ loài linh trưởng nào (nhất là về kích thước). Ông cũng đã trực tiếp sờ vào mảng da đầu và hồi đó ông cho rằng hiện vật này thuộc về một con dê hay ngựa vằn.

Сòn bàn tay thì ngay cả những nhà khoa học đầy kinh nghiệm của Trường ĐH Oxford cũng không thể xác định là của loài nào.

Chúng ta lưu ý rằng những giả thuyết về Người tuyết thì theo quan điểm dân tộc học, dù người Á, Âu hay Mỹ đều rất tương đồng (về hình dáng, tàm vóc, thói quen, cách sồng…). Đó là hình ảnh của những “người” khổng lồ, lông lá, nhút nhát song có sức lực phi thường, sống dơn độc, ở hang hốc trong rừng sâu và luôn luôn lẩn tránh nên rất khó săn bắt hoặc gặp gỡ.    

Tuấn Hà