-  Bộ Tài chính vừa có văn bản gửi Văn phòng Chính phủ kiến nghị Chính phủ tạm dừng thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với xe máy từ 1/1/2016. Bộ này cũng kiến nghị sửa đổi quy định theo hướng bỏ hẳn việc thu phí xe máy.

Theo Bộ Tài chính, việc thu phí xe máy gặp nhiều khó khăn, hiệu quả không cao. Nguyên do mô tô - xe máy là tài sản di động, không buộc phải đăng kiểm lưu hành.

Theo Bộ Tài chính, thực tế việc triển khai thu phí đối với môtô (gồm môtô và xe máy) gặp nhiều khó khăn do: môtô là tài sản di động, không bắt buộc phải đăng kiểm lưu hành, người sử dụng xe không bắt buộc là chủ sở hữu nên rất khó kiểm soát và thu phí, đặc biệt trường hợp chủ xe (sinh viên, lao động tự do...) đăng ký ở địa phương này nhưng mang xe đến địa phương khác sử dụng. 

Mặt khác, chế tài xử phạt còn hạn chế nên chủ xe không chấp hành nộp phí dẫn đến số phí thu được thấp, không công bằng về trách nhiệm của chủ phương tiện trong việc nộp phí, hiệu quả thu phí không cao.

{keywords}

Nhiều tỉnh thành chưa thu và muốn không thu phí xe máy

Vì vậy, Bộ Tài chính thống nhất với Bộ GTVT đề nghị Chính phủ cho phép tạm dừng thu phí xe máy kể từ 1/1/2016 và giao Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài chính và cơ quan liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Nghị định 18/2012 và Nghị định 56/2014 về Quỹ Bảo trì đường bộ theo hướng không thu phí xe máy.

Tháng 7/2015, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng - chủ tịch hội đồng quản lý Quỹ Bảo trì đường bộ trung ương - đã có văn bản gửi Thủ tướng kiến nghị Chính phủ cho phép tạm thời dừng thu phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đối với môtô từ ngày 1/1/2016. 

Đồng thời kiến nghị Thủ tướng giao Bộ GTVT phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan khác có liên quan nghiên cứu, điều chỉnh sửa đổi nghị định số 18/2012/NĐ-CP của Chính phủ theo hướng bỏ thu phí sử dụng đường bộ đối với môtô.

Liên quan đến việc thu phí đã từng có cuộc tranh luận giữa lãnh đạo TP Hồ Chí Minh và Bộ trưởng Thăng. Sau đó, việc thu hay không loại phí này cũng làm nóng cuộc họp HĐND nhiều địa phương như TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng. Và cho đến nay, ngoài TP Hồ Chí Minh chưa thu thì Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu… đã dừng thu.

Được biết, các năm 2013 và 2014 số thu chỉ đạt khoảng 21% kế hoạch. Sang năm 2015, số thu sáu tháng đầu năm 2015 giảm rõ rệt và mới chỉ đạt 6,71% kế hoạch năm. 

PV