Việc mua hàng trực tuyến từ các trang mua sắm nước ngoài hiện đã trở nên phổ biến với người Việt. Chỉ với một vài cái click chuột tại Fado.vn là người mua có thể ung dung ngồi đợi hàng hóa từ các châu lục khác giao về tận cửa.

Xu hướng mua sắm toàn cầu

Mua sắm xuyên biên giớiđang nhanh chóng trở thành một xu hướng toàn cầu. Theo dự báo của Accurate, cho đến năm 2020, sẽ có đến 900 triệu người mua sắm hàng hóa từ nước ngoài quan internet và trở thành những “người tiêu dùng quốc tế”. Cũng trong xu hướng này, đang ngày càng có nhiều người Việt, đặc biệt là người trẻ tại thành thị, chọn mua hàng nước ngoài qua các kênh mua sắm trực tuyến.


Mua sắm trực tuyến giúp người tiêu dùng Việt Nam tiếp cận với khối lượng hàng hóa khổng lồ trên toàn cầu.

Là một tín đồ công nghệ và ưa săn hàng “độc-lạ”, nhiều năm qua, anh Nguyễn Minh Cảnh (Q.1, Tp. HCM) luôn nhanh chóng sở hữu rất nhiều mặt hàng ngay khi vừa mới ra mắt.

Anh cho biết: “Với hàng công nghệ, nếu mình nhờ dịch vụ đặt mua từ nước ngoài thì chỉ mất khoảng 2 -3 tuần là hàng đã được giao về tận nơi. Trong khi đó, muốn mua tại Việt Nam thì phải chờ đợi rất lâu, còn mua sớm ngay khi có hàng thì giá bị đội lên rất cao, nhiều khi gấp rưỡi, gấp đôi.Còn các món độc, không phổ biến thì mình hay săn hàng nội địa của Nhật Bản, có nhiều thứ rất hay mà chưaai nhập về cả.”

Không chỉ riêng nam giới mà phái đẹp cũng không còn giới hạn phạm vi mua sắm của mình ở thị trường trong nước. Các mặt hàng được chị em ưa chuộng và đặt hàng nhiều nhất là quần áo thời trang, giày dép, mỹ phẩm… Đặc biệt, ngày càng nhiều các bà mẹ chọnmua sắm cho con từ nước ngoài.

Chị Mã Thị Thanh (Q.4, Tp.HCM) cho biết: “Tôi thường mua quần áo và đồ chơi chính hãng cho bé trên Amazon Mỹ hoặc Đức. Mua tại Việt Nam cũng có, nhưng giá thường cao hơn mà không chắc chắn lắm về xuất xứ. Trong khi đó, nếu biết khéo chọn lựa và canh được các đợt khuyến mãi khủng như Black Friday thì hàng mua từ nước ngoài vẫn có giá rẻ hơn rất nhiều”.


Với thương mại điện tử, các mùa mua sắm tại Mỹ không còn xa lạ với người Việt

Mua hàng quốc tế dễ như trong nước

Việc mua hàng từ các trang thương mại điện tử quốc tế như Amazon, Ebay đã rất quen thuộc với người Việt. Ông Đạt Phan, Giám đốc Fado.vn, sàn TMĐT xuyên biên giới lớn nhất Việt Nam cho biết: “Trong những năm qua, các giao dịch mua hàng từ Amazon và các trang thương mại điện tử khác về Việt Nam qua Fado tăng rất nhanh. Trong đó, người tiêu dùng thường chọn Amazon Mỹ để mua các hàng công nghệ, thời trang, mỹ phẩm…, chọn Amazon tại Đức đểsắm các thiết bị gia dụng cỡ nhỏ, đồ dùng nhà bếp… Các mặt hàng mỹ phẩm và sản phẩm điện tử nội địa từ Nhật Bản cũng được rất nhiều người đặt mua.”

Theo ông Đạt, người tiêu dùng thường các trang này để mua sắm vì hàng hóarất đa dạng và phong phú. Thị trường các Mỹ, Đức và Nhật Bản có quy chuẩn chất lượng khắt khe nên chất lượng các mặt hàng cũng đáng tin cậy hơn so với hàng từ các quốc gia khác. Đồng thời, nhờ mô hình sàn TMĐT xuyên biên giới và liên kết dữ liệu nên việc đặt hàng từ các trang mua sắm này qua Fado cũng dễ dàng như mua hàng trực tuyến trong nước.

Tại sàn Fado, người mua hàng có thể tiếp cận với hàng tỷ mặt hàng với các thông tin cơ bản đã được thể hiện bằng tiếng Việt. Giá cả được liên tục cập nhật theo thời gian thực giúp người mua hưởng trọn vẹn các khuyến mãi như khách hàng nội địa ở các nước. Fado cũng linh động hỗ trợ thanh toán bằng cả thẻ và tiền mặt, khách hàng chỉ cần đặt cọc một phần cho đến khi nhận hàng.


Nhờ cập nhật giá theo thời gian thực, Fado.vn đặc biệt hữu dụng vào các dịp khuyến mãi lớn

Fado còn đóng vai trò như một màng lọc an toàn để đảm bảo cho giao dịch được thực hiện thành công và hỗ trợ bảo vệ quyền lợi đổi trả hàng hóa cho người mua. Ông Đạt Phan cũng cho biết, toàn bộ hàng hóa được sàn thông quan đúng theo pháp luật Việt Nam và cung cấp đầy đủ hóa đơn, chứng từ để đảm bảo hàng hóa.

Trong bối cảnh TMĐT xuyên biên giới đang bắt đầu phát triển mạnh mẽ hiện nay, Fado là đơn vị tiên phong hoàn thiện các dịch vụ hậu cần, gỡ bỏ các rào cản và giúp quy trình giao thương diễn ra được “mượt mà”.Đây cũng là bước đi cần thiết để giúp người tiêu dùng Việt dễ dàng tiếp cận với hàng hóa toàn cầu, xây dựng và củng cố niềm tin vào TMĐT.

Thúy Ngà