- Với các DN, việc đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại, mở thêm nhà xưởng có lẽ không quá khó; điều khó nhất chính là nhân lực vận hành để cho ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng nhất.

Kiểm soát hành vi làm nên chất lượng

Một DN FDI của Nhật Bản sản xuất ô tô cho biết, một khung ô tô, có tới hàng trăm mối hàn. Nếu một công nhân bỏ qua vài mối hàn thì sản phẩm đó không đạt yêu cầu. Vì thế, DN phải có quy trình rất chặt chẽ để công nhân hàn không thể quên công việc của mình. Việc thiết sót nếu không được kiểm tra phát hiện để sản phẩm ra thị trường thì mọi việc đã quá muộn. Khi đó uy tín DN coi như không còn.

Lãnh đạo DN này luôn khẳng định, kỷ luật rất quan trọng trong sản xuất công nghiệp, nó không chỉ giúp làm tăng năng suất lao động, mà còn giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm, giảm tỷ lệ hỏng, lỗi. Chính vì thế, dù chịu nhiều sức ép từ người lao động nhưng ông luôn duy trì một đội ngũ giám sát và áp dụng nhiều biện pháp kỹ thuật để thực thi kỷ luật.

Tại nhà máy của Hoa Sen, ông chủ Lê Phước Vũ đã không tiếc tiền đầu tư các dây chuyền công nghệ hiện đại nhưng trong thời kỳ đầu không ít lần ông đã bị 'sốc' khi chứng kiến tác phong làm việc chưa chuyên nghiệp của lao động.

Và một quá trình đào tạo nghiệp vụ và kỷ luật đã được thực thi.Bên cạnh các quy trình được quy định theo tiêu chuẩn quốc tế, DN đã cho lắp tại các dây chuyền sản xuất camera theo dõi. Tất cả hình ảnh nhà máy cả nước được chuyển về tổng hành dinh ở Sài Gòn để nhóm kiểm soát theo dõi và ghi nhận lại. Việc này, không phải để tìm và phạt lỗi của nhân viên mà trước hết là phát hiện để có phương thức đào tạo, kiểm soát để xây dựng nên một phong cách lao động chuyên nghiệp và kỷ luật.

Ông Vũ nói, camera theo dõi từng giờ và lưu lại, nếu có một sản phẩm lỗi ra thị trường thì với các số liệu quản lý đầu vào vật liệu và quản lý lao động hoàn toàn có thể truy tìm sản phẩm lỗi khâu nào, lô hàng nào, ca làm việc và nhân sự nào thực thi.

{keywords}

Với các DN, việc đầu tư dây chuyền máy móc hiện đại, mở thêm nhà xưởng có lẽ không quá khó.

Thực tế là từ ngày thực hiện phương án này, nhân viên không hề thấy khó chịu mà trái lại với một nề nếp lao động chuyên nghiệp được thực thi, năng suất lao động cao hơn thu nhập cao hơn còn DN kiểm soát được chất lượng nên đảm bảo uy tín của khách hàng.

Tại Công ty điện tử Sendaivina, mỗi dây chuyền sản xuất lại được chia nhỏ ra các đội hoặc nhóm và có từng kiểm soát viên cho từng dây chuyên để theo dõi các thực hiện quy trình và kỷ luật của nhân viên.

Đầu mỗi ca làm việc, chỉ tiêu số lượng sản phẩm đã được ghi lên bảng điện tử để bấm lùi theo thời gian như một cảnh báo về năng suất. Bước vào làm việc, tất cả mọi thiết bị và đồ dùng cá nhân để ngoài, công nhân được kiểm soát chặt từ tư thế ngồi, cách sắp xếp thiết bị và nguyên liệu và được theo dõi từng thao tác nghiệp vụ... cho đến giải lao hay vệ sinh.

Ban đầu việc này gặp sự phản ứng từ người lao động nhưng lãnh đạo DN kiên trì thực thi trong hơn 2 năm đã tạo ra một tác phong làm việc chuyên nghiệp cho lao động Việt Nam. Điều đáng mừng là không chỉ DN có sản phẩm tốt và người lao động có năng suất và thu nhập cao. Thậm chí đã có những công nhân có sáng kiến để cải tiến quy trình lao động hiệu quả hơn.

Cạnh tranh từ nhân lực

Từ thực tế, ông Vũ Thanh Thắng, Phó Chủ tịch Công ty Bkav cho biết, các thống kê cho thấy tỷ lệ sản phẩm lỗi trong sản xuất tại Việt Nam cao hơn nhiều lần so với các nước trong khu vực. Tại Indonesia, Thái Lan... tỷ lệ lỗi bình quân chỉ ở mức 0,5%, tức là cứ 1 triệu sản phẩm mới có 5 bị lỗi, còn ở Việt Nam con số này lên tới 2%. Ngoài chất lượng nguyên liệu, thiết bị máy móc thì một nguyên nhân gây nên tình trạng lỗi, hỏng nhiều là do tính kỷ luật của người lao động kém.

{keywords}

Điều khó nhất chính là nhân lực vận hành để cho ra những sản phẩm, dịch vụ chất lượng nhất.

Chính vì thế, khi được chia sẻ quan điểm của ông Lê Phước Vũ về việc phải kiên trì và quyết liệt để xây dựng kỷ luật và tác phong lao động chuyên nghiệp của người lao động, nhiều lãnh đạo DN cho rằng đó là một quá trình vất vả nhưng muốn có chất lượng tốt và DN thành công bền vững thì không còn cách nào khác.

Các DN không tiếc tiền đầu tư cho công nghệ, đầu tư áp dụng các quy trình chất lượng nhưng điều quyết định cuối cùng vẫn là đào tạo, kiểm soát và thực thi kỷ luật của người lao động. "Nếu tính kỷ luật của người lao động Việt Nam không được nâng cao, sẽ rất khó để tạo ra những sản phẩm công nghệ cao, tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, cho dù có kỹ năng tốt", ông Vũ Thanh Thắng nhận định.

Trao đổi về kỷ luật lao động, chuyên gia từ Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằngđòi hỏi quan trọng đối với người lao động trong nền công nghiệp hiện đại là kỷ luật lao động và tác phong làm việc, thì đây lại là điểm yếu của lao động Việt Nam.

Việc thưởng phạt nghiêm minh là một cách phổ biến. Kinh nghiệm xây dựng một đội ngũ dự phòng từ nhân viêc đến lãnh đạo sẵn sàng thay thế như việc luôn có gần 200 nhân lực quản lý cho hơn 150 chi nhánh bán hàng và các đơn vị bộ phận sẵn sàng thay thế ở Hoa Sen là một cách làm nhiều DN cho là thiết thực.

Còn ông Lê Phước Vũ cho rằng, chúng ta không thể nói hội nhập và cạnh tranh thành công nếu các DN không có được đội ngũ lao động kỷ luật và chuyên nghiệp. Đòi hỏi đảm bảo chất lượng bao gồm nhiều công đoạn nhưng quyết định vẫn là chất lượng con người.Vì thế, DN luôn phải coi trọng đầu tư nhân lực và hướng mọi nỗ lực của các thành viên vào đảm bảo chất lượng tốt nhất. Đó là cách để cạnh tranh và bền vững được.

Trong mỗi DN đều có những quy định, quy tắc mà mọi người phải tuân thủ. Điều đó tạo nên sức mạnh, cũng như chất lượng, hiệu quả công việc. Thử hình dung, nếu các nhân viên cứ tự làm theo ý mình, tùy tiện, không thực hiện đúng các quy định, liệu có thể cho ra đời những sản phẩm có chất lượng và DN đó có tồn tại.

Mới đây, nghiên cứu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) cho biết, năng suất lao động của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất châu Á. Cụ thể thấp hơn Singapore gần 15 lần, Nhật 11 lần, Hàn Quốc 10 lần. Năng suất lao động của Việt Nam chỉ bằng 1/5 Malaysia, 2/5 Thái Lan. Nguyên nhân cũng có một phần quan trọng từ kỷ luật lao động yếu kém. Đây chính là thách thức cho Việt Nam khi từ Tới 31.12.2015, Cộng đồng kinh tế Asean (AEC) chính thức hình thành. Các quốc gia thành viên chỉ còn 1 thị trường lao động chung.

Trần Thủy - Ngọc Sơn