Lavifood đang thực hiện những chiến lược bền vững, dài hơi nhằm cải thiện đời sống của hàng chục triệu người nông dân Việt Nam, góp phần nâng cao giá trị nông sản nước nhà trên thị trường quốc tế.

{keywords}
Không chỉ tài trợ bản quyền phát sóng, Lavifood còn tài trợ 5 tỷ để hỗ trợ phát triển thể thao Việt Nam

Đồng hành cùng người nông dân trong sản xuất

Mỗi năm, Việt Nam thu hoạch hơn 22 triệu tấn rau củ, trái cây nhưng chỉ có 9% được chế biến. Số còn lại đều được bán tươi, số ít cho xuất khẩu, còn lại cho thương lái với giá thấp, thậm chí là đổ bỏ hoặc làm thức ăn cho gia súc.

Để giải quyết tình trạng này, Lavifood đã đầu tư xây dựng các nhà máy có công nghệ hiện đại, công suất rất lớn như nhà máy Lavifood (Long An) có thể cung ứng hơn 10.000 tấn thành phẩm ra thị trường mỗi năm hay nhà máy Tanifood (Tây Ninh) sẽ đi vào hoạt động vào cuối năm 2018 với công suất dự kiến lên đến 60.000 tấn thành phẩm/năm.

Ông Lee Yong Kyun, Tổng Giám đốc điều hành công ty Lavifood chia sẻ: “Khi đó Lavifood sẽ thu mua các loại trái cây. Trái cây loại 1 sẽ làm hàng xuất khẩu tươi, loại 2, 3, 4 làm đông lạnh, sấy, cô đặc, nước ép. Nhà máy sẽ giúp nâng cao giá trị nông sản và góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho người nông dân”.

{keywords}
 Phát triển vùng trồng để có sản phẩm “sạch”, từ nguyên liệu đến thành phẩm

Hiện nay, các nhà nhập khẩu trên thế giới có những đòi hỏi rất cao về chất lượng và các tiêu chí an toàn vệ sinh thực phẩm, kiểm dịch thực vật, an toàn thực phẩm. Để đáp ứng được những yêu cầu này, nông dân Việt Nam nên thay đổi tư duy sản xuất, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào trồng trọt, kiểm soát chặt chẽ, bài bản quy trình sản xuất.

Để làm được điều đó, Lavifood đã xây dựng chuỗi giá trị nông sản liên kết 6 nhà: Nhà nông - Nhà nước - Nhà đầu tư - Nhà băng - Nhà khoa học - Nhà phân phối, tạo nên sự liên kết chặt chẽ từ việc nghiên cứu, cung cấp giống cây trồng, phân bón, đào tạo kỹ thuật canh tác, hỗ trợ tài chính, cho đến chế biến ứng dụng công nghệ cao.

Công nghệ chế biến hiện đại

{keywords}
Nhà máy của Lavifood có công nghệ hiện đại hàng đầu thế giới

Nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng được yêu cầu của thị trường thế giới, Lavifood đã đầu tư mạnh cho công nghệ chế biến, quy trình quản lý chặt chẽ.

Đại diện Lavifood cho biết, toàn bộ dây chuyền từ các nhà máy đều nhập khẩu từ Châu Âu, Mỹ, Nhật… với công nghệ hàng đầu thế giới. Lavifood là nhà máy tiên phong tại Việt Nam sử dụng công nghệ xử lý bằng áp suất cao (HPP) trong sản xuất nước trái cây tươi để giữ nguyên vẹn độ tươi ngon và dinh dưỡng, kéo dài thời hạn sử dung, nâng cao giá trị, độ an toàn của sản phẩm,…

“Trong thời gian tới, Lavifood sẽ tiến tới giai đoạn cao hơn nữa là "ready to eat" (sẵn sàng để ăn), chứ không dừng lại ở khái niệm "ready to cook" (sẵn sàng để nấu), vốn đã phổ biến trên thế giới. Sản phẩm trái cây của Lavifood chỉ cần bóc bao bì ra ăn, sạch sẽ và ngon lành. Khi đi vào hoạt động, nhà máy Tanifood sẽ trở thành nhà máy đầu tiên tại Đông Nam Á đạt chuẩn LEED-Silver do US Green Building Council (USGBC) cấp dựa trên những tiêu chí thân thiện với môi trường”, ông Lee Yong Kyun chia sẻ thêm.

Công ty được thành lập năm 2014 với nhà máy đầu tiên đặt tại Khu Công nghiệp Phú An Thạnh, huyện Bến Lức, tỉnh Long An. Sản phẩm chủ lực của Công ty là rau củ quả nhiệt đới đông lạnh như xoài, khóm, chanh dây, thanh long,... được xuất đi 7 quốc gia, trong đó có Mỹ. Nhà máy Tanifood do Công ty TNHH Tanifood, thành viên của Lavifood làm chủ đầu tư, xây dựng trên khu đất có diện tích gần 15ha với tổng số vốn đầu tư gần 1.800tỷ đồng tại huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh.

Công ty Cổ phần Lavifood là đơn vị tài trợ bản quyền phát sóng giải đấu AFF Suzuki Cup 2018. Ngoài ra, Lavifood còn chi hơn 5 tỷ đồng hỗ trợ phát triển thể thao Việt Nam.

Thúy Ngà