- Được giao quyền khá lớn trong tiếp xúc khách, thẩm định cho vay... nhiều nhân viên tín dụng đã lợi dụng vị trí và sự hiểu biết của mình để lừa đảo khách hàng, chiếm đoạt tiền ngân hàng.

Đủ mánh lừa

Nhân viên tín dụng từng được coi là nghề dễ kiếm tiền do có cơ hội hiểu sâu về kinh doanh của các DN và có thể tiếp cận với vốn tương đối dễ dàng nhưng đây cũng là nghề dễ bị lóa mắt bởi đồng tiền. Không ít nhân viên tín dụng đã lừa đảo khách hàng, lừa ngân hàng để làm giàu một cách bất chính.

Năm 2013, CSĐT Công an tỉnh Ðắk Nông đã truy tố 13 bị can trong vụ vi phạm quy định cho vay và nhận hối lộ đặt biệt nghiêm trọng tại Ngân hàng VDB chi nhánh Ðắk Lắk - Ðắk Nông, NH Phương Đông và Nam Á.

Theo đó, một số cán bộ 3 NH này đã nhận một số tiền rất lớn để giúp 5 DN làm giả hồ sơ giấy tờ, hợp đồng xuất khẩu, tờ khai hải quan... rồi mang đến các NH nói trên làm thủ tục tạm ứng vay vốn giải ngân để lừa đảo, tham ô chiếm đoạt tài sản của Nhà nước với số tiền 1.058 tỷ đồng.

Trước đó, dư luận cũng ngỡ ngàng về sự việc 7 NH trực 24/24, bao vây xiết nợ kho cà phê của Công ty TNHH Trường Ngân. Câu chuyện là một bài học đau lòng đối với các NH khi mà kho cà phê có trị giá chỉ khoảng 100 tỷ đồng nhưng được thế chấp qua nhiều NH với số tiền vay lên tới 600 tỷ đồng. Thậm chí, không ít trong kho cà phê đó là rác và đất cát nhưng tất cả đều qua được cửa thẩm định của nhân viên tín dụng để vay tiền.

{keywords}

Nhân viên tín dụng từng được coi là nghề dễ kiếm tiền do có cơ hội hiểu sâu về kinh doanh của các DN và có thể tiếp cận với vốn tương đối dễ dàng

Thực tế, không ít màn kịch đã được các nhân viên tín dụng phối hợp với khách hàng hô biến vịt hóa thành thiên nga, biến các tài sản thế chấp trở nên có giá gấp nhiều lần giá trị thực để thực hiện hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản của NH.

Khá nhiều NH cũng rơi vào tình trạng dở khóc dở cười do bị nhân viên tín dụng xỏ mũi như vụ án 12 nhân viên NH Agribank chi nhánh Bà Rịa - Vũng Tàu lập khống 110 sổ tiết kiệm, gây thiệt hại 137 tỷ đồng. Đầu 2012, cơ quan tố tụng Bến Tre khởi tố nguyên cán bộ tín dụng Agribank Đỗ Thanh Hùng làm giả 12 hồ sơ của 9 khách hàng để lừa đảo 1,9 tỷ đồng của NH dùng cho việc trả nợ, đi du lịch, chơi chứng khoán...

Trong năm 2011, nữ cán bộ ngân hàng SHB Đà Nẵng Lê Nữ Dạ Thảo lợi dụng nhiệm vụ làm hồ sơ thủ tục cho vay vốn để lấy hàng chục tỷ đồng của ngân hàng này gửi vào Ngân hàng Nam Việt hưởng lãi suất chênh lệch, đầu tư vào chứng khoán và tiêu xài cá nhân. Sau khi sự việc này bị bại lộ, Thảo đã bán tháo chứng khoán thu lại hơn 4,8 tỷ đồng, còn lại gần 9,2 tỷ đồng nợ SHB Thảo không có khả năng chi trả.

Cũng với mác nhân viên tín dụng của Ngân hàng Phương Đông ở TP Biên Hòa Mai Thị Huyền đã đã bị bắt khi thực hiện nhiều vụ lừa đảo chiếm đoạt ô tô, xe máy trị giá hàng trăm triệu đồng. Theo đó, Theo kết quả điều tra ban đầu, từ giữa tháng 3/2014 đến cuối tháng 8/2014, Huyền đã lừa đảo chiếm đoạt 4 chiếc xe ô tô và 1 xe máy của người dân đem đi cầm cố hoặc bán cho người khác. Số tiền chiếm đoạt được, Huyền đã dùng để bù vào các khoản thua lỗ trong quá trình mua bán bất động sản, trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Ngân hàng rỗng túi vi nhân viên lừa đảo

Trong nhiều năm trước đây, tín dụng được coi là một nghề dễ kiếm tiền, mau giàu do có cơ hội hiểu sâu về kinh doanh của các DN và có thể tiếp cận với vốn tương đối dễ dàng nhưng đây cũng là cái nghề dễ bị lóa mắt bởi đồng tiền. Không ít nhân viên tín dụng đã chịu án từ vài năm tù cho tới chung thân.

{keywords}

Nhiều nhân viên tín dụng đã lợi dụng vị trí và sự hiểu biết của mình để lừa đảo khách hàng, chiếm đoạt tiền ngân hàng.

Thực tế, với nhân viên tín dụng, trong quá trình làm việc, thỉnh thoảng họ được bồi dưỡng như một sự cảm ơn của khách hàng. Và trog nhiều trường hợp, khoản bồi dường đã biến tướng ảnh hưởng trực tiếp tới đạo đức của nhân viên tín dụng cũng như chất lượng của các khoản tín dụng. Nhiều nhân viên sẵn sàng nhắm mắt làm ngơ để cho các khách hàng không đủ tiêu chuẩn vay nợ và tất nhiên khoản lại quả được tính bằng phần trăm trong số tiền được vay.

Trong một môi trường quản lý không chặt chẽ, nhiều nhân viên tín dụng đã tận dụng vị trí và sự hiểu biết của mình để "tận dụng" nguồn vốn NH, thậm chí lừa đào chiếm đoạt nguồn vốn của NH để phục vụ cho các hoạt động kiếm lời bên ngoài như: đầu tư vào BĐS, chứng khoán, vàng, ngoại tệ, cờ bạc, cho vay nặng lãi.

Thực tế đã chứng minh, chỉ cần có thông tin, có quan hệ, có vốn thì việc làm giàu sẽ rất nhanh chóng. Lòng tham và máu làm giàu nhanh khiến không ít người phải trả giá.

Khi xảy ra sự cố, xét cho cùng, các ngân hàng đều nhận ra có những lỗ hổng về con người. "Nếu chuyên viên làm đúng chức năng nhiệm vụ, quy trình; cán bộ tín dụng nếu trực tiếp tìm kiếm, tiếp cận khách hàng, thì chỉ cần chút tinh ý và nhất là phải hoàn toàn khách quan, vô tư thì đã hạn chế được nhiều trường hợp lừa đảo" - Giám đốc Quản trị rủi ro một ngân hàng thẳng thắn.

"Yếu tố con người luôn là khâu kiểm soát quan trọng nhất trong cả quá trình cấp tín dụng, từ tiếp cận khách hàng tới khi thu được nợ, sau đó mới đến các yếu tố kỹ thuật, công nghệ. Vì thế, chúng tôi luôn cần, và thực sự khát khao có được những cán bộ tín dụng, hỗ trợ tín dụng có tổ chất riêng, giỏi nghiệp vụ, đặc biệt phải tỉnh táo, nhạy cảm và công tâm" - Phó tổng giám đốc một ngân hàng đúc kết.

Lê Hà