Một trong những mảng kinh doanh quan trọng của Berjaya tại Việt Nam là khách sạn và khu nghỉ mát. Nổi bật nhất là Khách sạn Intercontinental Hà Nội (tỷ lệ sở hữu 75%); Khách sạn Sheraton Hà Nội (tỷ lệ sở hữu 70%).

Tỷ phú tự thân người Malaysia

Khởi đầu từ một doanh nghiệp bán bảo hiểm, Berjaya đã nhanh chóng trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề lớn bậc nhất tại Malaysia. Người có công lớn nhất góp phần vào thành công của Berjaya là nhà sáng lập Tan Sri Dato’ Seri Vincent Tan Chee Yioun. Ông nổi tiếng là tỷ phú tự thân khi phải bỏ học từ năm 16 tuổi để làm thêm kiếm sống.

{keywords}

Khách sạn InterContinental Westlake Hanoi

Năm 1984, sau khi tích lũy được số vốn đáng kể từ công việc bán bảo hiểm, ông đã mua lại cổ phần công ty Berjaya Industrial Berhard (được biết đến với tên Berjaya Kawat Berhad) từ 2 nhà sáng lập là Công ty Broken Hill Proprietary (Úc) và National Iron & Steel Mills (Singapore).

Tiếp sau đó, ông thực hiện hàng loạt thương vụ M&A thông minh như mua lại 70% cổ phần công ty xổ số Toto vào năm 1985.

Đến năm 1990, sau khi tái cấu trúc lại công ty, Tan đã nắm giữ 100% cổ phần của Sport Toto. Thương vụ này thành công được là nhờ mối quan hệ mật thiết giữa Tan với chính phủ, cụ thể là nguyên thủ tướng Malaysia Mahathir Maohamad.

Sport Toto sau này trở thành Berjaya Land Berhad, một trong những công ty con lớn nhất của tập đoàn Berjaya. Berjaya Land Berhad hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, sòng bạc, giải trí. Đây cũng là công ty nắm giữ hầu hết các dự án đã và đang triển khai tại Việt Nam.

Cũng trong khoảng thời gian này, Berjaya liên tục mua thêm bất động sản và mở rộng các dịch vụ giải trí. Đến giữa những năm 90, Berjaya đã trở thành một trong nhưng tập đoàn hàng đầu về khách sạn và khu nghỉ dưỡng tại Malaysia.

Trên toàn thế giới, Berjaya có khoảng 100 công ty con và chi nhánh, với hơn 30.000 nhân viên. Hiện nay tập đoàn có 9 công ty con được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Malaysia (Bursa Securities).

Là tập đoàn kinh doanh đa ngành nghề, nhưng mảng kinh doanh nổi bật nhất của Berjaya là đầu tư và phát triển bất động sản, đầu tư và phát triển các khu nghỉ mát, khách sạn, khu du lịch & giải trí.

{keywords}

Tỷ phú Tan Sri Dato’ Seri Vincent Tan Chee Yioun

Hiện Berjaya được xem là một trong những tập đoàn hùng mạnh nhất châu Á. Bản thân nhà sáng lập Tan Sri Dato’ Seri Vincent Tan Chee Yioun cũng sở hữu khối tài sản trị giá tới 1,6 tỷ USD và là người giàu thứ 10 tại Malaysia trong năm 2014 theo xếp hạng của Forbes. Năm 2014, doanh thu của toàn tập đoàn đạt 8,7 tỷ RM (tương đương hơn 2 tỷ USD).

Rót vốn hàng loạt vào Việt Nam

Bắt đầu từ năm 2006, đến tháng 2/2007 Berjaya đã chính thức trở thành tập đoàn Malaysia đầu tiên nhận được giấy phép đầu tư và phát triển về bất động sản tại Việt Nam. Kể từ đó cho tới nay, Tập đoàn Berjaya đã đầu tư 9 dự án lớn tại đây.

Bất Động sản

- Dự án Khu đô thị mới Thạch Bàn – Hà Nội (Garden City): Berjaya đã liên doanh với đối tác trong nước là Công ty Cổ Phần Đầu tư và Phát triển nhà số 12 Hà Nội (Handico 12) thực hiện dự án khu đô thị phức hợp thương mại và nhà ở trên diện tích 32 hecta tọa lạc tại phường Thạch Bàn, quận Long Biên, Hà Nội với tổng giá trị dự án sau đầu tư khoảng 500 triệu USD.

- Dự án Trung tâm Tài chính Việt Nam (VFC) tại TP Hồ Chí Minh: Tháng 02/2008, Berjaya đã chính thức được UBND Tp.HCM cấp giấy phép đầu tư cho VFC tại Quận 10.

VFC bao gồm 3 cao ốc với độ cao 48 tầng được sử dụng làm văn phòng làm việc, khu dịch vụ mua sắm; một cao ốc làm khách sạn quốc tế 5 sao với 48 tầng. Dự án trải rộng trên diện tích 6,64 hecta, được bắt đầu triển khai từ cuối năm 2008.

- Dự án Khu đô thị Đại học Quốc tế (VIUT) tại TP Hồ Chí Minh: Berjaya cũng đã được cấp giấy phép đầu tư cho dự án VIUT ngày 01/07/2008, với tổng diện tích khoảng 925 hecta, thuộc xã Tân Thới Nhì, huyện Hốc Môn với tổng mức đầu tư là 3,5 tỷ USD.

- Dự án Căn Hộ Amber Court - Dự án Biên Hòa City Square.

Tài chính

- Saigon Bank Berjaya Securities (tỷ lệ sở hữu 49%)

- Thep Viet - Berjaya Fund Management (tỷ lệ sở hữu 49%)

Đối tác liên doanh

- Công ty TNHH Berjaya - D2D là công ty liên doanh giữa Berjaya Leisure (Cayman) Limited (tỷ lệ sở hữu 75%) - Công ty con của Berjaya Land Berhad; và Công ty cổ phần Phát triển Đô thị Công Nghiệp 2 (D2D) (tỷ lệ sở hữu 25%)

- Công ty TNHH Berjaya - Handico12 (BH12) hoạt động tại Hà Nội, là công ty liên doanh giữa: Berjaya Leisure (Cayman) Limited (tỷ lệ sở hữu 80%) - Công ty con của Berjaya Land Berhad; và Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển nhà số 12 Hà Nội (20%).

Khách sạn và khu nghỉ mát

Một trong những mảng kinh doanh quan trọng khác của Berjaya tại Việt Nam là khách sạn và khu nghỉ mát. Hiện tại, tập đoàn này đang nắm quyền kiểm soát tại 3 khách sạn lớn bao gồm:

- Khách sạn Intercontinental tại Hà Nội (tỷ lệ sở hữu 75%)

- Khách sạn Sheraton tại Hà Nội (tỷ lệ sở hữu 70%)

- Long Beach Resort tại Phú Quốc, Kiên Giang (tỷ lệ sở hữu 70%)

Người khổng lồ "gục ngã"?

Rất nhiều dự án đình đám là vậy nhưng nhìn chung tình hình kinh doanh của tập đoàn Berjaya tại thị trường Việt Nam không được lung linh như vẻ đẹp của những khách sạn 5 sao nổi tiếng kể trên.

Đầu tiên là bất động sản, có một điểm chung đáng buồn giữa những đại dự án cộp mác Berjaya là chúng đều có tiến độ triển khai rất chậm hoặc chưa làm gì sau nhiều năm được cấp phép đầu tư.

{keywords}

Dự án Trung tâm tài chính Việt Nam (Ảnh Báo đầu tư)

Trong một bài phỏng vấn với báo Đầu tư vào năm ngoái, ông Nguyễn Hoài Nam, Tổng giám đốc Công ty Berjaya Việt Nam (đơn vị được Tập đoàn Berjaya giao quản lý các dự án tại Việt Nam - PV), cho rằng, nguyên nhân chủ yếu khiến các dự án nói trên chậm triển khai là do thị trường bất động sản đóng băng.

“Không riêng Berjaya, khủng hoảng kéo dài của thị trường bất động sản đã vượt ngoài dự liệu của nhiều doanh nghiệp”, ông Nam nói.

Trong khi đó, dù đều là các dự án tầm cỡ 4 - 5 sao và có vị trí đắc địa tại cả Hà Nội và Phú Quốc. Tuy nhiên theo báo cáo, mảng kinh doanh khách sạn, khu nghỉ dưỡng của Tập đoàn Berjaya trên thị trường quốc tế (trong đó có cả Việt Nam) không lạc quan cho lắm ngoại trừ Long Beach Resort, Phú Quốc.

Hoạt động của Long Beach Resort khá tốt nhưng cùng hoạt động tại Việt Nam, InterContinental Hanoi Westlake lại không được đánh giá cao. Theo một nguồn tin thân cận, tỷ lệ lấp đầy tại khách sạn 5 sao này chỉ ở mức thấp và thậm chí hoạt động kinh doanh thua lỗ.

(Theo Trí Thức Trẻ)