{keywords}
 

Nâng công suất phát nước lên 300 nghìn m3/ngày đêm

Nhà máy nước mặt sông Đuống là nhà máy nước sạch sinh hoạt quy mô cấp vùng với tổng diện tích 65 ha, mức đầu tư giai đoạn 1 là gần 5000 tỷ đồng với 2 phân kỳ. Giai đoạn 1A phát nước từ tháng 10/2018 đã đạt công suất 150 nghìn m3/ngày đêm.

Bà Đỗ Thị Kim Liên- Chủ tịch Hội đồng quản trị Aqua One, chia sẻ: “Nhà máy Sông Đuống là dự án hướng tới mục tiêu dân sinh, vì cộng đồng rất ý nghĩa của chúng tôi. Để đạt được tiến độ và thành công này, đầu tiên chúng tôi cảm ơn bà con nhân dân khu vực xã Phù Đổng và Trung Màu đã ủng hộ, giao đất để chúng tôi thực hiện dự án”.

{keywords}
 

Chủ tịch Aqua One nhấn mạnh, yếu tố tiên quyết để nhà máy được triển khai và vận hành sớm so với kế hoạch là sự ủng hộ, tạo điều kiện và động viên của lãnh đạo Thành ủy, UBND, HĐND và các Sở, Ban, Ngành TTP. Hà Nội. 

“Chúng tôi cũng tự hào khi được làm việc với những chuyên gia, kỹ sư, cộng sự của Nhà máy nước mặt Sông Đuống với tinh thần làm việc quyết liệt, tâm huyết và hết mình. Tất cả những yếu tố đó đã giúp nhà máy nước sạch lớn nhất miền Bắc giữ đúng cam kết phát nước phân kỳ 1 và về đích toàn giai đoạn 1 sớm 16 tháng”, bà Liên nói.

An toàn - Chất lượng - Ổn định - Tiết kiệm


An toàn
: Trong suốt giai đoạn triển khai phân kỳ 2, NMNM Sông Đuống đã thực hiện hơn 76,000 ngày công, với số giờ được đánh giá thiếu an toàn là 7 giờ.Ông Đỗ Văn Định Giám đốc Dự án Nhà máy nước mặt (NMNM) sông Đuống chia sẻ 4 đặc điểm nổi trội về Nhà máy từ sau hợp phần 1, đó là:

Toàn bộ giai đoạn thi công không phát sinh một sự cố có thể ghi nhận nào về tai nạn (không cháy nổ, không thương  tật, không chết người).

Kiểm soát chất lượng và tiến độ: Áp dụng các tiêu chuẩn với chuẩn mực cao nhất cho toàn bộ công tác kiểm soát chất lượng; Xây dựng kế hoạch chi tiết và kiểm soát tiến độ một cách nghiêm ngặt; Huy động nhân lực, thiết bị kịp thời trong suốt tiến trình phát triển dự án phù hợp với các điều kiện thời tiết khác nhau.

Ổn định: Từ tháng 10/2018 NMNM Sông Đuống luôn vận hành ổn định, liên tục cùng 3 hệ thống truyền dẫn.

Sự cố khách quan duy nhất là việc 1 xe tải húc vào trụ van ống dẫn nước tháng 6/2019 đã được xử lý đảm bảo tiếp tục việc cấp nước trong vòng 4 giờ, và chỉ mất 16 giờ để xử lý các hạng mục khác liên quan.

Tiết kiệm nhân lực: Đội ngũ vận hành toàn bộ nhà máy gồm 20 Kỹ sư, cán bộ Kỹ thuật người Việt, quy trình được tự động hoá hoàn toàn, kiểm soát tuyệt đối toàn bộ các khâu từ lấy nước thô đến truyền dẫn tại điểm giao nhận nước sạch tới khách hàng theo thời gian thực.

{keywords}
 

Dự án nhà máy nước 5000 tỷ đồng

Dự án Nhà máy Nước mặt Sông Đuống được đầu tư xây dựng theo quy hoạch cấp nước Thủ Đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Dự án được phê duyệt đầu tư theo quyết định số 499/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 21/03/2013 và quyết định chủ trương đầu tư số 2869/QĐ-UBND của Ủy Ban Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 03/6/2016.

{keywords}
 

Dự án có tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là gần 5000 tỷ đồng (225 triệu USD), bao gồm 02 hợp phần chính gồm Công trình thu - trạm bơm nước thô, nhà máy nước được quy hoạch trên diện tích gần 65 ha tại khu vực xã Phù Đổng và xã Trung Mầu (huyện Gia Lâm) và tuyến ống truyền dẫn cấp 1 (đường kính từ 800 đến 1800mm) dài 76km phân bố trên huyện Gia Lâm; Long Biên; Sóc Sơn; Đông Anh; Hoàng Mai, Thanh Trì và khu vực Hưng Yên.

Về quy mô dự án đến năm 2019 đạt công suất 300.000 m3/ngày đêm. Tiếp nối giai đoạn này, dự án NMNM sông Đuống sẽ phát triển và mở rộng liên tục đến năm 2023 đạt 600.000 m3/ ngày đêm, đến năm 2030 đạt 900.000 m3/ ngày đêm, và sau năm 2030 đạt 1,2 triệu m3/ngày đêm.

Dự án sử dụng nguồn nước thô được khai thác từ sông Đuống có chất lượng và lưu lượng đảm bảo cung cấp nước cho sinh hoạt và đáp ứng các giai đoạn phát triển nâng công suất nhà máy nước đến năm 2050.

Chất lượng nước sau xử lý đạt Quy chuẩn QCVN 01:2009/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống do Bộ Y Tế ban hành. Nhà máy nước áp dụng dây chuyền công nghệ xử lý nước tiên tiến trên thế giới với công nghệ từ Châu Âu đạt hiệu suất xử lý cao; tiết kiệm chi phí xây dựng; chi phí quản lý vận hành; quy trình xử lý khép kín và không có nước xả thải ra môi trường.

An An