Hongkong, Bắc Kinh (TQ) hay Tokyo (Nhật Bản), New York (Mỹ) là những thành phố mà biển quảng cáo ngoài trời được tối đa diện tích và thỏa sức sáng tạo. Theo các chuyên gia trong lĩnh vực quảng cáo, chính điều này đã tạo nên một điểm nhấn hấp dẫn người tiêu dùng.

Không đâu như Việt Nam

Kiến trúc sư Trần Huy Ánh khẳng định, đã có mặt tại nhiều thành phố đẹp trên thế giới như Paris, Copenhagen, Stockhom, Dublin Oslo, Tokyo, Singapore… nhưng chưa thấy thành phố nào có biển hiệu dài hàng trăm mét dọc phố chỉ có hai màu xanh, đỏ.

TS. Lê Đăng Doanh nhận định, trên thế giới họ làm quảng cáo điện tử rất phong phú và gây ấn tượng mạnh mẽ hơn rất nhiều. Nếu làm biển như vậy thì liệu những biển quảng cáo điện tử sẽ ra sao? Ta đang sống trong thế giới phát triển nhanh chóng, rất cần sự đa dạng, cần sáng kiến và sự khác nhau. Không phải là chống lại nhau, mà là tạo nên màu sắc phản ánh ý kiến khác nhau, thẩm mỹ khác nhau, chứ không phải là giống nhau.

{keywords}
Biển hiệu cửa hàng gây xôn xao tại phố Lê Trọng Tấn

Theo ông Nguyễn Đức Hùng, một chuyên gia trong lĩnh vực tư vấn thương hiệu, cho biết, biển quảng cáo tại nhiều khu phố trên thế giới rất lộn xộn. Tuy nhiên, đây lại là cách gây nên ấn tượng, hấp dẫn khách du lịch, điển hình như Hong Kong, phố mua sắm nổi tiếng nhất của London là Oxford hay quảng trường Times Square. Khu phố mua sắm nổi tiếng của Anh là Oxford cũng dày đặc các biển quảng cáo. 

Dưới góc độ luật, Luật sư Đặng Hữu Biên cho rằng, trước khi xem xét áp dụng chung một loại biển hiệu ở khu vực đường Lê Trọng Tấn, chắc chắn cơ quan chức năng đã nghiên cứu xem xét để không vi phạm các luật. Còn riêng về chủ thể là cá nhân các hộ kinh doanh thì ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng bởi họ không có sự lựa chọn nào khác.

Theo thông cáo được UBND quận Thanh Xuân đưa ra là hệ thống biển hiệu đồng bộ được thực hiện trên cơ sở Thông báo số 33 của UBND TP.Hà Nội về chỉnh trang, cải tạo bề mặt tuyến phố Lê Trọng Tấn và theo quy định của Luật Quảng cáo.

Tuy nhiên, TS. Lê Đăng Doanh cho rằng, việc yêu cầu các đơn vị kinh doanh phải làm biển hiệu theo mẫu chung, phá vỡ cả đặc trưng riêng của thương hiệu được xem là bước lùi về can thiệp hành chính vào lĩnh vực kinh doanh.

Thảm họa nếu áp dụng chung cả Hà Nội

Việc đồng bộ hóa biển hiệu trên đường Lê Trọng Tấn, quận Thanh Xuân (Hà Nội) nằm trong kế hoạch chung của thành phố Hà Nội khi xây dựng tuyến đường này thành tuyến đường kiểu mẫu của thành phố. 

Theo ông Doanh, tạo ra sự đồng phục như vậy thì chỉ nên giới hạn trong vài chục mét, hoặc đường phố nào đó chứ giờ toàn bộ đường phố Hà Nội mà như vậy, từ Cột Cờ cho đến khắp các nơi đều làm như vậy thì đó là thảm họa.

Giám đốc marketing của một bất động sản đồng quan điểm, nếu áp dụng kiểu mẫu ở khắp các tuyến phố chắc chắn dân trong ngành, thiết kế quảng cáo sẽ phải nghỉ việc. Mỗi doanh nghiệp bỏ ra hàng tỷ xây dựng thương hiệu coi như sẽ phải "khóc thét" khi tới những con đường như vậy.

Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng cho rằng việc đồng bộ hóa biển hiệu tại đường Lê Trọng Tấn đang trong quá trình thí điểm, phải thực hiện để người dân đóng góp ý kiến, trên cơ sở đó lắng nghe và điều chỉnh cho phù hợp rồi tiếp tục nhân rộng ra các tuyến phố khác.

Hãy cùng ngắm những biển quảng cáo trên phố lớn các nước

{keywords}
Tới Hongkong, du khách sẽ bị chú ý bởi các biển quảng cáo đủ màu sắc ngập tràn các khu phố.

{keywords}
Các biển quảng cáo đủ màu, xanh đo tím vàng gây chú ý. Không chỉ vậy, các biển quảng cáo động có âm thanh, hình ảnh sinh động

{keywords}
Những con phố nhỏ ngập tràn các biển quảng cáo trên đầu.

{keywords}
Nhiều biển quảng cáo đèn led tràn ra giữa lòng đường.

{keywords}
Thành phố Bắc Kinh (TQ) cũng ngập tràn biển quảng cáo ngoài vỉa hè.

{keywords}
Các bảng quảng cáo khổ lớn lấn át hết kiến trúc mặt tiền ngôi nhà.

{keywords}
Thành phố Tokyo của Nhật Bản cũng vậy, các biển quảng cáo xanh đỏ, ngập tràn các tuyến đường

{keywords}
Toàn bộ mặt tiền ngôi nhà được treo biển quảng cáo.

{keywords}

Để lắp quảng cáo, đơn vị kinh doanh phải tuân thủ các quy định ở mỗi khu vực, không sử dụng hình ảnh phản cảm.

{keywords}

Quảng trường Thời đại ở New York, Mỹ là một trong những có lượng quảng cáo ngập tràn. Vào ban đêm, New York sôi động bởi ánh đèn muôn màu của các bảng hiệu quảng cáo.

{keywords}

Khu phố duy nhất ở New York, chủ các toà nhà chọc trời ở phải chấp nhận để những bảng quảng cáo khổng lồ treo sáng choang giữa nền trời.

{keywords}
Nhiều con đường biển quảng cáo ven đường đủ màu sặc sỡ.

Nam Hải (Tổng hợp)