Cục diện xoay chiều: Khó nhất - bùng nổ nhất

Hàng không có thể xem là một điển hình đột phá của tư nhân. Đã có nhiều DN nhảy vào và thất bại, nhưng những hãng bay tư nhân trụ lại và thành công khiến cục diện thị trường hàng không xoay chiều.

Hàng không là lĩnh vực đòi hỏi khắt khe bậc nhất thế giới. Như cảm nhận của ông Trịnh Văn Quyết - Chủ tịch Bamboo Airways, hàng không là ‘siêu điều kiện’ do liên quan đến an toàn bay, an ninh quốc gia. Có hàng ngàn tiêu chuẩn để một máy bay có thể cất cánh. Đó không chỉ của Việt Nam mà là tiêu chuẩn toàn cầu, không chỉ Việt Nam xét duyệt mà các tổ chức quốc tế sát hạch. Một hãng bay ra đời, DN điều hành nhưng các cơ quan nhà nước cũng tham gia điều hành và quốc tế liên tục theo dõi.

Hàng chục năm trước, bay được mặc định là độc quyền nhà nước với “ông lớn” Vietnam Airlines và liên doanh do hãng này chi phối là Jetstar Pacific. Song, cục diện đã thay đổi hoàn toàn khi các hãng bay tư nhân liên tiếp ra đời. Điều kiện khắc nghiệt, cạnh tranh không cân xứng, không ít cái tên phải sớm từ bỏ cuộc chơi. Tuy nhiên, những hãng bay tư nhân trụ lại, lớn mạnh, cạnh tranh trực tiếp với các hãng quốc doanh. Sự thành công đó tạo ra hấp lực thu hút nhiều nhà đầu tư mới dấn thân vào lĩnh vực đầy thử thách này.

{keywords}
Sự ra đời của sự ra đời của Bamboo Airways, Vietjet Air được ủng hộ tuyệt đối bởi đối tượng hưởng lợi chính là hành khách

Cuối 2011, Vietjet Air cất cánh chuyến bay đầu tiên. Đến tháng 1/2019, BamBoo Airways chính thức cất cánh và chỉ sau một năm đã vận chuyển gần triệu khách, chiếm 12,3% thị phần,... khiến cục diện hàng không Việt Nam biến đổi: từ thế độc quyền sang thế chân kiềng với 3 hãng lớn Vietnam Airlines, Vietjet và BamBoo, trong đó tư nhân chiếm thị phần áp đảo. Xu hướng đó vẫn chưa dừng lại khi có 2 hãng bay mới đang chờ cấp phép.

Thế độc quyền trên thị trường hàng không bị phá bỏ, thay vào đó là sự cạnh tranh sòng phẳng và khốc liệt.

Chọn chiến lược cung cấp dịch vụ tiết kiệm cho đại đa số người dân, Vietjet Air nhanh chóng lấy được một lượng lớn hành khách chưa có hầu bao dồi dào, cùng lúc mang về nguồn thu đáng kể đến từ doanh thu ngoài vé. Ở chiều ngược lại, Bamboo Airways xác định theo đuổi tiêu chuẩn dịch vụ định hướng 5 sao, ưu tiên tối ưu hóa các dịch vụ trước, trong và sau chuyến bay cho tất cả các hạng vé thay vì yếu tố về giá cả. Đơn vị này nhanh chóng có được cho mình một tập khách hàng trung thành sau chỉ một năm hoạt động, với các tiêu chí được đánh giá cao: thái độ phục vụ hiếu khách, tỷ lệ đúng giờ cao, tiện ích trên khoang chất lượng tốt

Tương tự, những hãng bay đang chờ cấp phép lại hướng vào những mảng thị trường tiềm năng khác nhau: Vietravel Airlines tập trung bay thuê bao (charter) cho khách du lịch, Kite Air tập trung bay chặng ngắn...

Nhiều hãng, đông tàu bay, bầu trời nhộn nhịp thì cạnh tranh cũng trở nên gay gắt. Kết quả tất yếu là khách hàng được hưởng lợi. Giá vé rẻ hơn rất nhiều, vé 0 đồng hay vài ngàn cũng có thể bay sang chảnh đã khiến giấc mơ được bay của mọi người thành hiện thực. Thậm chí, giá vé máy bay trên đường bay trục chính Hà Nội - TP.HCM nhiều thời điểm rẻ hơn vé tàu.

Những số liệu mới nhất từ Cục Hàng không Việt Nam cho thấy sự thay đổi cục diện khi có thêm các hãng hàng không tư nhân. Thị phần hàng không nội địa 2019, Vietnam Airlines đã liên tục giảm và chỉ còn chiếm 33,3% thị phần; Vietjet đã chiếm ngôi đầu với 42,2%. Bamboo Airways chỉ sau một năm đã chiếm 12,3% thị phần. Trong khi đó, Jestar Pacific và VASCO chấp nhận tụt giảm chiếm lần lượt 10,6% và 1,9%.

Đã có không ít lo ngại về sự khốc liệt trên thị trường hàng không. Tuy nhiên, người đứng đầu Bamboo Airways lại có góc nhìn khác biệt. Ông cho rằngcho rằng càng nhiều hãng, càng cạnh tranh thì thị trường càng tốt lên. Dưới áp lực cạnh tranh, thay vì những bản kiến nghị đầy lo lắng, những đề xuất hỗ trợ thì các hãng phải tự nâng mình tốt hơn, chăm lo chất lượng tốt hơn để khách hàng được hưởng lợi hơn và hài lòng hơn.

Thực tế cho thấy, qua cạnh tranh, các hãng tư nhân ngày càng lớn mạnh, dịch vụ ngày càng chuẩn hoá và nâng cao. Không những thế, sự ra đời của hãng bay trẻ trung, tốc độ tăng trưởng cao, đảm bảo độ an toàn tuyệt đối, tỷ lệ đúng giờ cao nhất thị trường,... còn tác động làm thay đổi nhận thức về chất lượng phục vụ của ngành hàng không và cả tư duy của cơ quan quản lý.

Theo ông Quyết, độc quyền là tự áp đặt giá cả. Độc quyền cùng nghĩa với việc hãng cung cấp dịch vụ gì, chất lượng ra sao hành khách cũng phải chấp nhận vì không có lựa chọn nào khác. Chỉ có cạnh tranh mới mạng lại cơ hội bay cho mọi người với giá cả và chất lượng dịch vụ ngày càng tốt hơn.

Những ngày Tết này, hàng chục ngàn chuyến bay, chuyển tải chục triệu lượt người về nhà ăn sum họp cho thấy lợi ích của bùng nổ và cạnh tranh hàng không. Các hãng bay tư nhân đã biến một dịch vụ đắt đỏ khó tiếp cận thành dịch vụ phổ biến cho mọi người, đường hàng không đã chia sẻ gánh nặng của đường bộ quá tải, đường sắt quá lạc hậu.

{keywords}
Chính sự tham gia của những tập đoàn tư nhân lớn, có trách nhiệm sẽ làm cho lĩnh vực đó phát triển đột phá và mạnh mẽ hơn không chỉ trong nước mà còn đủ sức cạnh tranh quốc tế

Ông Quyết cho rằng, một đất nước trải dài với những chuyến bay Nam - Bắc lên đến 2,5 giờ đồng hồ thì đơn giản là kinh tế phát triển, nhu cầu người dân đi lại càng lớn thì càng thêm hãng hàng không thì càng tốt. Sự ra đời của sự ra đời của Bamboo Airways, Vietjet Air được ủng hộ tuyệt đối bởi đối tượng hưởng lợi chính là hành khách.

Chính lãnh đạo ngành hàng không cũng thừa nhận, chưa bao giờ khách hàng có nhiều cơ hội lựa chọn mức giá và chất lượng như hiện nay. Ông Võ Huy Cường, Phó Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam, nhận định: “Thị trường chào đón sự gia nhập của các hãng hàng không mới như Bamboo Airways, tạo cho người dân thêm sự lựa chọn về vận chuyển và dịch vụ hàng không”.

Các hãng bay tư nhân Việt Nam cũng trở thành nhân tố đáng chú ý trên thị trường hàng không thế giới khi liên tiếp có các hợp đồng mua máy bay hàng tỷ USD. Năm 2018, VietJet Air đã ký hợp đồng mua máy bay hàng chục tỷ USD với cả Airbus và Boeing thì năm 2019, Bamboo ký hợp đồng gần chục tỷ USD với hai hãng chế tạo hàng đầu thế giới để cung cấp hàng chục máy bay cho chiến lược dài hạn.

Khó không nản, vướng không dừng

Nhìn lại quá trình bùng nổ của hàng không, ông Quyết đánh giá, dù là lĩnh vực khó nhưng tư nhân tham gia và làm rất tốt, tạo ra sự phát triển đột phá, là tác nhân làm thay đổi nhận thức của ngành hàng không và cả cơ quan quản lý nhà nước. Điều đó cho thấy, tư nhân hoàn toàn có thể tham gia các lĩnh vực cốt lõi để phát triển đất nước.

Chủ tịch Bamboo Airways cũng nhìn nhận, hiện vẫn còn rất nhiều lĩnh vực mà các doanh nghiệp tư nhân có thể tham gia như: nông nghiệp công nghệ cao, năng lượng sạch, hạ tầng, công nghệ mới,... và trong tương lai gần, sẽ có thêm những tập đoàn tư nhân lớn mạnh trong các lĩnh vực cốt lõi của nền kinh tế. Điều đó khẳng định tư nhân có thể tham gia rất nhiều lĩnh vực, nhờ lợi thế chủ động, dám nghĩ - dám làm, tính nhanh - quyết nhanh và làm tốt.

Số liệu của Tổng cục Thống kê cho thấy, DN tư nhân đóng góp khoảng 42% vào GDP và tạo ra ngày càng nhiều việc làm. Đã có 29 doanh nghiệp Việt có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD. Nổi bật với những cái tên như Vingroup, Masan, FLC, Vietjet Air, Techcombank, Thế Giới Di Động, Novaland, Hòa Phát... Thế giới cũng ghi nhận những tỷ phú USD đầu tiên của Việt Nam.

Tại diễn đàn kinh tế tư nhân hồi tháng 5/2019, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc từng nhận định: “Khu vực kinh tế tư nhân nổi lên như một trong những động lực quan trọng, dẫn dắt sự tăng trưởng của nền kinh tế”.

{keywords}
“Tư nhân ra quyết định nhanh nhưng thường xuyên vấp phải thủ tục chậm nên rất nhiều chỗ vướng" - ông Trịnh Văn Quyết.

Kỳ vọng năm 2020, ông Quyết dự đoán sẽ có bước đột phá của DN tư nhân về đóng góp ngân sách, có thể lên tới trên 50% thay vì con số 42% như hiện nay. Các hướng đi tiên phong về chuyển đổi số, hội nhập quốc tế, an sinh xã hội,... tư nhân cũng có nhiều đóng góp hơn.

GS.TSKH Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội DN đầu tư nước ngoài chia sẻ: Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ các tập đoàn kinh tế tư nhân xây dựng và phát triển thương hiệu, nhất là tạo chỗ đứng trên thị trường thế giới. Từ đó, giúp các tập đoàn không chỉ gia tăng nhanh chóng quan hệ thương mại và đầu tư, mà còn có thể tham gia đấu thầu quốc tế những dự án quy mô lớn tư nhân đủ sức thực hiện.

Để được vươn vai, điều mong muốn nhất của giới doanh nhân không gì hơn là tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, thủ tục pháp lý theo hướng giải quyết nhanh hơn, thoáng hơn. Đặc biệt, giải quyết thủ tục thì không “om”, không tiếp diễn tình trạng hiểu không đúng. Đã cải cách rồi cần tiếp tục cải cách nữa.

“Tư nhân ra quyết định nhanh nhưng thường xuyên vấp phải thủ tục chậm nên rất nhiều chỗ vướng”, ông Quyết chia sẻ.

Lấy ví dụ về một vướng mắc hiện nay. Theo quy định, sân golf phải theo quy hoạch được Thủ tướng phê duyệt, nhưng từ tháng 8/2019 quy định cũ đã hết hiệu lực, hướng dẫn mới thì chưa có. Bộ bảo chờ, địa phương không dám quyết, DN không biết xin ai. Tình trạng “treo” đã nửa năm nay, ảnh hưởng lớn đến các dự án vì sân golf gắn liền với phát triển du lịch, phải làm sân golf mới làm được hạng mục khác.

Tuy nhiên, ông Quyết cho rằng, doanh nhân không thể chỉ biết kêu ca và ngồi bị động chờ đợi mà phải biết vượt qua và vận động để thay đổi, như là vượt qua chính mình. Tinh thần của doanh nghiệp tư nhân là gặp khó không nản, gặp vướng mắc không dừng, mà phải tự tìm lấy con đường để mà đi.

Mai Khởi