“Chỉ có kẻ say mới chấp nhận các điều kiện vô lý của Bắc Kinh”

Tổng thống Tanzania John Magufuli đã hủy một khoản vay của Trung Quốc trị giá 10 tỷ USD được ký bởi người tiền nhiệm Jakaya Kikwete để xây dựng một cảng tại lạch Mbegani ở Bagamoyo về các điều khoản và điều kiện, theo ông, là phi hợp lý.

“Nhưng các điều khoản tài chính được phía Trung Quốc đưa ra là những điều khoản bóc lột và không rõ ràng. Chỉ có kẻ say mới đi chấp nhận các điều kiện vô lý của Bắc Kinh” - Tổng thống Tanzania nói.

Theo kế hoạch, dự án cảng này được xây dựng và được điều hành bởi Công ty China Merchants Holding International. Nếu được thông qua, đây sẽ là cảng lớn nhất ở Đông Phi, vượt qua cảng Mombasa ở nước láng giềng Kenya.

{keywords}
Tổng thống quốc gia châu Phi-Tanzania, ông John Magufuli. Ảnh:Daily Maverick

Người tiền nhiệm là Tổng thống Jakaya Kikwete trước đó đã đồng ý hợp tác với các nhà đầu tư Trung Quốc xây cảng với điều kiện Trung Quốc sẽ được bảo lãnh 30 năm và thuê liên tục trong 99 năm. Dự án xây dựng cảng này đã được ký kết vào năm 2013 khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến thăm cựu Tổng thống Tanzania Jakaya Kikwete.

Không chỉ có vậy, vẫn còn một điều khoản “vô lý” gây sốc khác nữa từ phía Trung Quốc nhưng lại đã được chính quyền của Kikwete chấp thuận, đó là chính quyền Tanzania sẽ hoàn toàn không có quyền ý kiến về việc ai sẽ đầu tư vào cảng này. 

Ngay sau đó, vụ việc được mệnh danh là “khoản nợ chết người của Trung Quốc” khiến nhiều tổ chức và người dân quốc gia châu Phi này lên tiếng yêu cầu tổng thống Tanzania hủy thỏa thuận vay.

Sau khi lên cầm quyền, tổng thống Magufuli bắt đầu yêu cầu đàm phán lại và muốn các nhà đầu tư giảm thời gian thuê xuống 33 năm thay vì 99 năm đã được ký kết trong hợp đầu.

Ông Magufuli cũng chỉ ra rõ rằng sẽ không có việc miễn thuế cho các nhà đầu tư Trung Quốc, họ sẽ cần có được sự chấp thuận của chính phủ để vận hành các hoạt động tại cảng.

Tuy nhiên, các nhà đầu tư đã không đáp ứng thời hạn do chính phủ Magufuli ban hành, do đó, thỏa thuận đã chính thức bị hủy bỏ.

Hành động này đã “bồi” thêm một cú đòn đau đối với tham vọng sáng kiến “Vành đai và con đường” của Trung Quốc ở Châu Phi.

“Bẫy mật” của Trung Quốc

Nhiều năm qua, Trung Quốc bị cáo buộc dụ dỗ các nước nghèo châu Phi vào “bẫy nợ”, bằng cách cho các nước này vay tiền thực hiện các dự án cơ sở hạ tầng rất cần thiết và sau đó kiểm soát họ khi họ không trả được nợ.

Thời gian gần đây, Chính phủ Kenya cũng đã nêu ra vấn đề về việc Trung Quốc đang lên kế hoạch tiếp quản một trong những cảng biển quan trọng của đất nước sau khi quốc gia châu Phi này không thể trả hết được nợ vay.

Hiện nay, Trung Quốc đang tiếp quản cảng Hambantota của Sri Lanka theo như hợp đồng cho thuê sau khi quốc đảo này không thể xóa được hết một phần của khoản vay lớn từ Trung Quốc để xây cảng biển tại đây.

(Theo International Business Times/ Dân trí)