Bệ đỡ có chắc mới thắng giặc nghèo

Trong 10 năm (2009-2019), GDP toàn ngành nông nghiệp tăng. Nông nghiệp Việt Nam không chỉ đảm bảo an ninh lương thực hơn phần lớn các nước đang phát triển ở châu Á, mà còn “có vai trò ngày càng tăng trong hỗ trợ an ninh lương thực cho các quốc gia khác”.

Qua đại dịch Covid, nông nghiệp đã chứng tỏ nền tảng đảm bảo an ninh lương thực và thế mạnh xuất khẩu của đất nước. Đây cũng là tiền đề ngành nông nghiệp tiếp tục chuẩn bị các bước tiếp theo để song song với dịch có những điều kiện tiếp tục tổ chức xuất khẩu, phục vụ mục tiêu tăng trưởng kinh tế, đem lại hiệu quả cho bà con nông dân.”

{keywords}
Hình 1: Những thách thức cũ và mới của Nông nghiệp Việt Nam thời hậu Covid

Trong bối cảnh Việt Nam đối mặt thách thức mới: nguồn nước ngọt đang có nguy cơ suy giảm về lượng và chất kéo theo hệ lụy dư lượng hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật, kháng sinh không có nước rửa trôi sẽ tích tụ đậm đặc cộng thêm nhiễm mặn. Không có nước sản xuất đã đành, ngay cả nước ăn cũng khan hiếm. Thu nhập sản xuất nông nghiệp hiện thấp hơn công nghiệp, dịch vụ đô thị... dẫn tới thiếu hụt lao động nông nghiệp.

Báo cáo “Chuyển đổi Nông nghiệp Việt Nam: tăng giá trị, giảm đầu vào” do Ngân hàng Thế giới (WB) thực hiện 2016 cho thấy, xuất khẩu nông sản Việt Nam có khối lượng cao nhưng xếp hạng thấp - giá trị gia tăng nông nghiệp thấp. Nông nghiệp sử dụng phần lớn tài nguyên đất đai , lao động nhưng đóng góp cho ngân sách không lớn".

"Nông nghiệp ảnh hưởng tới đời sống trên 60% người Việt Nam là nông dân, vì vậy mới có chính sách ưu đãi về đất đai, thuế khóa; cung cấp nước và thủy lợi miễn phí,... giảm đỡ khó khăn cho nông dân, tạo nên lợi thế“nông sản xuất khâu giá rẻ”. Việt Nam chưa đủ giàu để xuất khẩu ưu đãi, nhằm “hỗ trợ... cho các quốc gia khác”.

So với 2016, nông nghiệp Việt Nam ngày nay có nhiều cải thiện nhưng khuyến cáo WB vẫn nguyên giá trị “Sản xuất nông nghiệp Việt Nam đang đạt mức hiệu suất thấp nhất so với các nước ASEAN và Đông Á”. Vậy nên, bệ đỡ nông nghiệp muốn đủ chắc để thắng giặc nghèo thì “Nông nghiệp Việt Nam hậu Covid” không thể lặp lại bài ca tăng cường xuất khẩu giá rẻ, mở rộng sản xuất kém hiệu quả, lãng phí tài nguyên đất đai, nước ngọt,... mà cần quản trị thông minh vượt bậc để nâng cao đời sống cho nông dân, nông thôn có môi trường bền vững.

Chuỗi cung ứng nông sản, thực phẩm trong bão Covid-19

Trong bài “Toàn cầu vượt bão Covid-19... ”(The Economist) cho biết “80% dân số đang phụ thuộc vào nguồn thức ăn nhập khẩu nên khi giao thông toàn cầu đình trệ, hệ thống cung ứng thực phẩm cho thế giới bị đe dọa.”

Năm 2019, các nước nhập khẩu gấp 3 lần năm 2000, đạt 1.500 tỷ USD, nhưng chuỗi thực phẩm toàn cầu đã tinh vi hơn nhiều , giúp hạn chế tác động của Covid-19. Các trang trại có thể tập trung ở một vùng, nhưng  ngành công nghiệp thực phẩm có mặt ở toàn cầu.

Chuỗi thực phẩm có "bước tiến đa dạng hơn rất nhiều" để không lặp lại cuộc khủng hoảng lương thực năm 2007-2008. Công nghệ đóng góp quan trọng vào sự linh hoạt này, thậm chí những bến cảng đóng cửa vì Covid-19 song vẫn hoạt động tự động hóa: cung ứng xuyên đại dương còn nhanh hơn cả hệ thống nội địa.

Hệ thống nhà hàng toàn cầu đóng cửa, nhưng 8 tỷ nhân khẩu vẫn nạp đủ năng lượng bằng các món tự nấu, với sự hỗ trợ đặt hàng qua mạng. Dịch bệnh đã làm hệ thống vận chuyển bế tắc, chế biến đình đốn, khiến nhiều thực phẩm tươi sống bị bỏ phí và giáng đòn mạnh vào các hộ sản xuất nhỏ: thiếu lao động, thâm hụt thu nhập, căng thẳng vốn... dẫn đến phá sản, lại thêm một số quốc gia tăng dự trữ, kiểm soát xuất khẩu làm tăng giá nông sản...

Phản ứng nhanh làm hạ nhiệt căng thẳng bởi sự phối hợp của 22 thành viên trong Tổ chức Thương mại Thế giới, chiếm 63% lượng nông sản toàn cầu đã cam kết duy trì mở cửa thương mại. Sự hợp tác ở cấp độ địa phương cũng cần thiết: các siêu thị ra mắt nền tảng giao dịch liên doanh, trao đổi sản phẩm khi hiếu hụt. Sự hợp tác và kết nối như vậy đã duy trì chuỗi cung ứng địa phương, quốc gia và lớn hơn.

{keywords}
Những thách thức và thay đổi  cách thức tiêu dùng,  phân phối nông sản –thực phẩm tại Việt Nam và các quốc gia.

Cần thay đổi để thích ứng 

Trước đại dịch Covid, nhiều nước đã tăng thu nhập, đô thị hóa mạnh và thay đổi khẩu vị tiêu dùng (WB): giảm ngũ cốc, tăng thịt cá, bơ sữa; Giảm thực phẩm tươi sống, tăng đồ chế biến đóng gói, đặc biệt đồ uống.

Đáng chú ý là tỷ trọng bán lẻ trong doanh số thực phẩm các nước tăng thì Việt Nam vẫn rất thấp do tổ chức sản xuất phân phối vẫn phân tán, lạc hậu. Ngay khi chăn nuôi quy mô lớn thì chất thải vẫn chưa được chú ý thu gom, tái sử dụng gây ô nhiễm.

WB khuyến cáo Việt Nam cần phải tạo ra nhiều giá trị kinh tế hơn, hiệu quả cao hơn cho nông dân và người tiêu dùng đồng thời sử dụng ít hơn tài nguyên, nhân công và hóa chất độc hại.

Tỷ lệ giá trị gia tăng nông nghiệp/thu nhập đầu người tại các quốc gia giai đoạn 1990-2014 cho thấy Việt Nam giảm dần thì Malaysia neo ở mức cao. Đây là kết quả của Kế hoạch Malaysia thứ 9: Đặt nhiệm vụ phát triển nông nghiệp trở thành một trong ba trụ cột tăng trưởng kinh tế quốc gia. Sản xuất nông sản chất lượng với giá trị gia tăng cao từ chế biến, phân loại, đóng gói, xây dựng thương hiệu.

Chương trình thực hiện “Hợp đồng canh tác “ ký giữa Hội đồng quản trị (đại diện Chương trình) với từng hộ nông dân dưới sự giám sát của Bộ Nông nghiệp, các ngành, địa phương liên quan. Hội đồng quản trị là người mua và đồng ý bảo lãnh cây trồng thị trường nơi nông dân sản xuất cây trồng theo chủng loại, giống, chất lượng, cấp, đóng gói và đặt lịch sản xuất. Toàn bộ được theo dõi bằng công nghệ số gắn trên bản đồ vệ tinh, đồng thời là thông tin chỉ dẫn địa lý

{keywords}
Trong khi bộ máy quản trị nông nghiệp vẫn còn lạc hậu thì các tổ chức tư nhân đã ứng dụng công nghệ  hiện đại trong mô tả hoạt động nông nghiệp .

Việt Nam đã ứng phó rất tốt với Covid-19, trong đó có chuỗi cung ứng nông sản thực phẩm vận hành trơn tru. Một số doanh nghiệp nông nghiệp gặt hái thành công ngay trong đại dịch này nhờ nắm bắt thông tin thị trường toàn cầu, gợi ý quản trị nông nghiệp Việt Nam không cần “xắn quần lội ruộng/chỉ đạo kịp thời” mà cần vận hành linh hoạt, hiệu quả, sáng tạo, đa dạng hóa và tạo thêm giá trị mới.

Khâu đột phá là chuyển đổi số toàn diện quản trị nông nghiệp.Thông tin chính xác, nhanh nhậy là chìa khóa mở ra cho kinh tế nông nghiệp tích hợp đa ngành, đa lợi ích và thích ứng với kinh tế nông nghiệp toàn cầu biến đổi không ngừng.

KTS Trần Huy Ánh