Lô đất có tổng diện tích trên 51.454m2, tại phường Tân Thuận, quận 7, TP.HCM là tài sản thế chấp mà nhóm công ty Hoàn Cầu của cố doanh nhân Tư Hường dùng để thế chấp cho khoản vay 2.400 tỷ đồng tại Sacombank sắp được VAMC bán đấu giá.

Công ty Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng (VAMC) đang tìm kiếm đơn vị có kinh nghiệm và năng lực để thẩm định giá trị khoản nợ xấu bao gồm cả tài sản đảm bảo của khoản nợ xấu của Công ty cổ phần Hoàn Cầu Khánh Hòa và công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang (gọi chung là nợ của nhóm công ty Hoàn Cầu).

{keywords}

Đây là khoản nợ mà VAMC đã mua lại của ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Trước đó, Sacombank đã cho nhóm công ty Hoàn Cầu vay tiền để xây dựng dự án chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ. Tài sản thế chấp là lô đất có tổng diện tích trên 51.454m2, tại phường Tân Thuận, quận 7, TP.HCM.

Tuy nhiên, dự án này đã trở thành nợ xấu của Sacombank, buộc ngân hàng này phải bán nợ cho VAMC và đổi lấy trái phiếu đặc biệt theo hợp đồng mua bán nợ vào ngày 31/8/2017.

Theo đó, công ty cổ phần Hoàn Cầu Khánh Hòa có tổng dư nợ gốc là 1.300 tỷ đồng, tổng nợ lãi và phí trên 84 tỷ đồng. VAMC đã mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt trị giá 1.300 tỷ đồng.

Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang có nợ gốc là 1.100 tỷ đồng, tổng nợ lãi và phí trên 93 tỷ đồng. VAMC đã mua nợ bằng trái phiếu đặc biệt trị giá 1.100 tỷ đồng.

Như vậy, tổng nợ gốc của nhóm công ty Hoàn Cầu là 2.400 tỷ đồng. Tổng lãi và phí là 177 tỷ đồng.

{keywords}

Hiện trạng hồ sơ cho thấy tài sản đảm bảo của nhóm công ty cổ phần Hoàn Cầu đối với khoản nợ đã vay là 08 quyền sử dụng đất, tổng diện tích 51.454m2 tại phường Tân Thuận Tây và phường Bình Thuận, quận 7 (TP.HCM). Các lô đất này dự kiến được xây dựng thành khu chung cư cao tầng kết hợp thương mại dịch vụ. Đất đã được đăng ký giao dịch đảm bảo. Tổng giá trị định giá khi cho vay của các lô đất trên 2.418 tỷ đồng

Được biết, CTCP Hoàn Cầu Khánh Hòa và Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang là thành viên của Tập đoàn Hoàn Cầu. Tập đoàn Hoàn Cầu do cố doanh nhân Tư Hường (tên thật là Trần Thị Hường) thành lập năm 1993 với vốn điều lệ 193 tỷ đồng và đến nay hiện có 36 công ty thành viên tập trung chủ yếu tại Khánh Hòa, Tp.HCM, Đà Lạt, Đồng Nai. Năm 2015 tập đoàn Hoàn Cầu tăng vốn điều lệ lên 1.170 tỷ đồng.

Tập đoàn Hoàn Cầu chính là chủ của siêu dự án Diamond City (quận 7, TP.HCM với diện tích gần 500, có tổng vốn đầu tư lên đến 4 tỷ USD, dự kiến các giai đoạn thi công xây dựng sẽ hoàn thành vào cuối năm 2018.

{keywords}

Ngoài ra, Tập đoàn Hoàn Cầu còn là chủ đầu tư của các dự án chung cư cao cấp Cantavil Hoàn Cầu (quận Bình Thạnh, TP.HCM); Chủ đầu tư Quần thể nghỉ dưỡng Quốc Tế Diamond Bay City (Nha Trang); Đồng sở hữu đồng sở hữu Đà Lạt Palace Golf Club (Đà Lạt)...

Trong đó, Công ty TNHH Hoàn Cầu Khánh Hòa là chủ đầu tư dự án Trung tâm thương mại và khách sạn Hoàn Cầu (Nha Trang Center) có vốn đầu tư 1.500 tỷ đồng. Công ty TNHH Hoàn Cầu Nha Trang là chủ đầu tư các dự án Nhà hát Crown Convention, Khu du lịch Ba Hồ, Diamond Bay Condotel Resort và Diamond Bay Resort & Spa.

Còn tại Long An, từ năm 2015, Hoàn Cầu Group đã nhận chủ trương đầu tư 4 dự án là Khu Nông nghiệp công nghệ cao sẽ hoạt động tương tự như khu công nghiệp, hoạt động trong các lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao; ưu tiên lĩnh vực tuyển chọn và sản xuất giống đặc trưng của vùng nhiệt đới, phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Ngày 28.9.2017, Sacombank và VAMC đã ký kết thỏa thuận hợp tác về việc xử lý nợ xấu và tài sản tồn đọng của Sacombank đã bán cho VAMC trên cơ sở các quy định tại Nghị Quyết 42/2017/QH14 của Quốc hội, Chỉ thị 32/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị 06/CT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước và Đề án tái cơ cấu sau sáp nhập của Sacombank.

Theo đó, Sacombank và VAMC sẽ phối hợp chặt chẽ trong việc xây dựng lộ trình và triển khai xử lý nợ cho từng năm, đẩy nhanh công tác xử lý nợ xấu để thu hồi nợ, mục tiêu trước mắt là trong năm 2017 sẽ xử lý và thu hồi nợ từ 15.000 – 20.000 tỷ đồng. Sacombank sẽ đề xuất danh mục các khoản nợ xấu bán nợ cho VAMC bằng Trái phiếu đặc biệt và các khoản nợ xấu để mua bán nợ theo giá trị thị trường.

Năm 2017, hai bên sẽ xem xét mua bán nợ xấu theo giá thị trường với giá trị tối thiểu 1.000 tỷ đồng. Đối với các khoản nợ xấu VAMC đã mua bằng trái phiếu đặc biệt, hai bên đánh giá, phân loại nợ để đưa ra các giải pháp phù hợp nhằm triển khai hiệu quả nhất.

Tại lễ ký kết, Sacombank và VAMC cũng đã tiến hành ký hợp đồng mua bán 3 khoản nợ theo giá thị trường với tổng dư nợ hơn 2.580 tỷ đồng, có tài sản đảm bảo là các bất động sản, máy móc thiết bị có giá trị tại Đà Nẵng và TP.HCM.

Ngân hàng Nhà nước đã chọn 6 Tổ chức tín dụng (Sacombank, ACB, BIDV, Vietcombank, VietinBank, Agribank) tiên phong triển khai Nghị quyết 42/2017/QH14 (có hiệu lực từ ngày 15.8).

(Theo Dân Việt)