Sau vụ cháy chung cư Carina khiến 13 người tử vong trong năm 2018, người mua nhà và cơ quan chức năng mới thực sự bàng hoàng, lo sợ. Hàng loạt chung cư đã tổ chức diễn tập, cơ quan chức năng liên tiếp đi kiểm tra hệ thống cảnh báo cháy, chữa cháy.

Chiêu lừa lạ: Yêu cầu mang bình gas lên chung cư

Tâm sự 'sống sợ hãi' của 1 cư dân chung cư cao cấp

Bài học đắt giá

Ngày 23/3./2018, vụ cháy bùng phát tại tầng hầm chung cư Carina, đường Võ Văn Kiệt, quận 8. Vụ cháy xảy ra tại tầng hầm rộng khoảng 22.000m2, trong đó khu để xe có diện tích 1.000m2. 150 xe máy và 13 ôtô bị cháy rụi. Hàng trăm người bị mắc kẹt bên trong các tòa nhà la hét, kêu cứu. Cơ quan chức năng đã xác định 13 người chết và 28 người bị thương.

Ngay sau khi xảy ra vụ cháy, cổ phiếu NBB của Công ty Đầu tư 577 đã giảm kịch sàn, "bốc hơi" hơn 170 tỷ đồng chỉ trong những phút đầu phiên. Nguyên nhân phát cháy được cho là từ một xe máy ở tầng hầm.

Với những thiệt hại nặng nề, giữa tháng 4/2018 Công an TP.HCM đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Nguyễn Văn Tùng - Giám đốc công ty Hùng Thanh, là chủ đầu tư dự án chung cư Carina Plaza.

{keywords}
Vụ cháy lớn nhất 10 năm nay

Tối 8/8 cơ quan CSĐT Công an TP.HCM đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Trần Quốc Tuấn (SN 1985, ngụ Q.Gò Vấp) - trưởng BQL chung cư, để điều tra về tội “vi phạm quy định về phòng cháy, chữa cháy”.

Sau hơn 7 tháng, cư dân Caria đã trở về nhà nhưng những hậu quả xảy ra là nỗi ám ảnh với họ.

Vụ cháy Carina là một hồi chuông cảnh tỉnh cho người đang ở chung cư, dự định ở chung cư; đặc biệt những nhà đầu tư, những nhà làm luật, ban hành luật liên quan đến các quy định về an toàn trong xây dựng và quản lý chung cư.

Điều đáng quan tâm là tình hình cháy, nổ tại ngày càng diễn biến phức tạp, khó lường, đặc biệt tại các khu dân cư đang quá tải về hạ tầng.

Tại TPHCM, trong số hơn 1.000 chung cư đang được sử dụng, có hơn một nửa là chung cư cũ không đảm bảo về kỹ thuật và phòng cháy chữa cháy, có nguy cơ cháy nổ cao. Trong tháng cao điểm kiểm tra chung cư năm 2017, cảnh sát PCCC TP.HCM đã xử phạt 139 cơ sở vi phạm quy định về an toàn phòng chống cháy nổ.

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch HoREA cho biết, hầu hết 474 chung cư cũ xây dựng trước năm 1975 không có hệ thống PCCC. Nhiều căn hộ chung cư bị cơi nới, rào chắn, không có lối thoát hiểm, tiềm ẩn nguy cơ cháy rất đáng quan ngại.

Bên cạnh đó, nhiều chung cư nhà ở cao tầng lại được cấp phép xây dựng trong đường nhỏ hoặc trong hẻm nên tiềm ẩn nguy cơ về an toàn thoát hiểm cho cư dân khi xảy ra cháy. Có trường hợp cơ quan chức năng duyệt quy hoạch tổng mặt bằng chung cư nhưng thiếu đường vào cho xe chữa cháy phòng khi xảy ra sự cố. Có trường hợp chủ đầu tư dự án chừa đường vào cho xe chữa cháy, nhưng tải trọng mặt đường không đáp ứng theo quy định của Luật PCCC, nên xe chữa cháy hạng nặng không thể vào được...

Thống kê cho thấy, Hà Nội hiện có khoảng 1.100 công trình nhà cao tầng đã đưa vào sử dụng. Các tòa nhà cao từ 20 đến 30 tầng, thậm chí trên 40 tầng đang mọc khắp các quận như Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Nam Từ Liêm,...

Nhưng khi xảy ra hỏa hoạn, xe thang chữa cháy chỉ có thể vươn tới tầng 14, 15 của tòa nhà. Trong khi đó, hệ thống PCCC tại chỗ như: Cảm biến khói, báo cháy tự động, bình bột chữa cháy, họng tiếp nước,... thì hoạt động phập phù, nơi có nơi không. Điều này tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn khi xảy ra cháy.

Tháo chạy khỏi chung cư?

Sau hàng loạt sự cố cháy nổ chung cư ở Hà Nội và TP.HCM, nhiều người đang tìm mua nhà thì đắn đo lựa chọn, còn những người khác thì 'bán tháo' xuống 'mặt đất' ở hoặc lựa chọn dự án đảm bảo an toàn PCCC. Tại nhiều dự án, cư dân đã xuống đường cầu cứu cơ quan chức năng trước tình trạng PCCC tại chung cư chưa được đảm bảo.

Theo CBRE, nguyên nhân khiến cả số lượng nguồn cung mới lẫn giao dịch trên thị trường đều giảm là do dư âm của sự cố cháy chung cư từ cuối tháng 3 dẫn tới các biện pháp an toàn cho chung cư được chú trọng hơn và việc phê duyệt giấy phép trở nên nghiêm ngặt hơn.

{keywords}
Căn hộ chung cư có sự điều chỉnh

Ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), cho biết thị trường căn hộ thanh khoản chậm lại. Tâm lý người tiêu dùng đang hoang mang nên việc họ chọn mua một căn hộ là rất khắt khe.

“Có lẽ thị trường cần thêm thời gian để trở lại quỹ đạo tăng trưởng trước đó. Việc đầu tiên là chủ đầu tư phải cải thiện sản phẩm để lấy lại niềm tin của khách hàng. Chúng tôi hy vọng chất lượng sản phẩm sẽ đi lên sau thảm họa vừa qua”, ông Châu nói.

Đồng quan điểm, bà Đỗ Thu Hằng, Phó giám đốc Bộ phận nghiên cứu Savills Hà Nội, cũng cho rằng, do tác động tiêu cực của vụ cháy, thị trường cung cư chắc chắn sẽ chững lại, bởi về tư duy, người dân sẽ xuất hiện tâm lý e ngại về điều kiện an toàn PCCC tại các dự án, điều này là tất yếu và khó tránh khỏi. Đối với những chung cư có công tác PCCC chưa được quan tâm đúng mức, giá bán rất có thể sẽ giảm nhẹ

Đánh giá tác động tới thị trường, bà Nguyễn Hoài An, Giám đốc Bộ phận nghiên cứu CBRE, đánh giá, đây chính là yếu tố làm phân hóa rõ rệt các sản phẩm chung cư khác nhau trên thị trường, giúp phân hóa các chủ đầu tư có năng lực, uy tín, đơn vị quản lý vận hành tòa nhà chuyên nghiệp với những chủ đầu tư làm ăn chụp giật. Theo đó, các chủ đầu tư uy tín, đảm bảo an toàn và chất lượng cuộc sống cho cư dân thậm chí còn có thể tăng giá bán tại các dự án chung cư của mình, bà An cho hay.

Không thể phủ nhận những tác động tiêu cực đến thị trường do vụ cháy chung cư Carina mang lại, song hầu hết các chuyên gia đều cho rằng đây chỉ là diễn biến tạm thời, thị trường sẽ sớm trở lại ổn định trong tương lai gần.

Ông Lê Hoàng Châu cũng cho rằng, sống trong chung cư là xu thế của toàn thế giới chứ không riêng tại Việt Nam. Tại Singapore, có đến 85% người dân sống trong chung cư, các nước châu Âu, Bắc Mỹ thì tỷ lệ cũng từ 60-70%. Bên cạnh đó, "sống tại chung cư không phải là rủi ro hơn sống nhà phố, vì trong 1.000 vụ cháy thì tỷ lệ cháy chung cư chỉ chiếm rất nhỏ", ông Châu nói.

Duy Anh

100 USD anh thợ điện bị xử ngay, 575 tỷ truy thu Unilever chưa ai quyết

100 USD anh thợ điện bị xử ngay, 575 tỷ truy thu Unilever chưa ai quyết

Sau nhiều lần hoãn, phiên tòa Vinasun kiện Grab đòi bồi thường 41 tỷ vẫn chưa tới hồi kết hay vụ đổi 100 đô bị phạt 90 triệu đồng là những điển hình của tranh cãi liên quan tới pháp lý trong năm qua.