Cuộc đua nhà chọc trời

Sau Landmark 81, cuộc đua các toà tháp chọc trời dường như vẫn chưa kết thúc. Các nhà đầu tư hiện không chỉ cạnh tranh nhau về chiều cao mà còn “hù” nhau qua những thiết kế kiến trúc táo bạo và có một không hai của mỗi công trình, luôn cả việc phô trương những thành tựu công nghệ tiên tiến nhất của thời đại.

Năm 2018, UBND tỉnh Quảng Ninh đã có quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 xây dựng phân khu B8 thuộc dự án Con đường di sản tại huyện Vân Đồn. Dự án do Công ty cổ phần Vân Đồn Heritage Road làm chủ đầu tư, có quy mô hơn 3.300 ha.

Một trong các phân khu có tên B8 nằm lại xã Hạ Long, có diện tích 109,63 ha, được chủ đầu tư tuyên bố xây dựng tòa tháp hỗn hợp cao 88 tầng, với quy mô 3.061 phòng, phục vụ khoảng 22.550 người. Khi hoàn thành, đây dự kiến là tòa nhà cao nhất Việt Nam, vượt qua kỷ lục 461,2 m của Landmark 81 (TP.HCM) hiện tại.

{keywords}
 

Tháp 88 tầng tại Vân Đồn sẽ có hình chữ V, Quảng Ninh kỳ vọng tòa nhà chọc trời này trở thành biểu tượng của dự án Con đường di sản, tái hiện lịch sử thương cảng Vân Đồn và khẳng định sự phát triển của nơi đây.

Trong khi đó, một dự án 4 tỷ USD ở huyện Đông Anh cũng đã được khởi động, với sự tham gia của các đối tác đến từ Nhật Bản. Dự án công bố sẽ xây dựng một khu đô thông minh rộng tới 2.080 ha, với điểm nhấn là tòa tháp tài chính cao 108 tầng dự kiến sẽ là tòa nhà cao nhất Việt Nam trong tương lai.

Tại TP.HCM tham vọng nhà chọc trời tiếp tục khi tòa tháp Empire 88 Tower nằm trong dự án Empire City tại Khu đô thị Thủ Thiêm chính thức được công bố. Sau khi hoàn thành, Empire City chỉ thua tòa Landmark 81 của tập đoàn Vingroup về độ cao. Empire City cao 333m, trong khi Landmark 81 cao hơn 461m.

Tháp 88 tầng chính của Empire City sẽ bao gồm các căn hộ và khách sạn, cũng như boong quan sát công cộng. Không gian tổ chức sự kiện trên cao gọi là Cloud Space. Empire 88 Tower sẽ có trung tâm thương mại với các cửa hàng bán lẻ, trong khi hai tháp nhỏ hơn sẽ bao gồm văn phòng và căn hộ.

Tại TP.HCM, khu đất vàng 2-4-6 đường Hai Bà Trưng, một dự án xây dựng tòa nhà chọc trời có tên là Sài Gòn Mê Linh Tower, cao 267 m cũng đã được công bố. Nếu hoàn thành, Sài Gòn Mê Linh Tower sẽ cao bằng Lotte Hanoi Center, vượt Bitexco Financial Tower 5 m.

Dù không hoành tráng như Hà Nội hay TP.HCM, Đà Nẵng cũng khởi công loạt toà nhà đình đám. Công ty cổ phần PPC An Thịnh Đà Nẵng ra mắt tổ hợp khách sạn 5 sao và căn hộ cao cấp - Ánh Dương - Soleil Đà Nẵng có vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng gồm 2 khối chung cư cao 58 tầng và tổ hợp một khối chung cư cao 47 tầng. Đây được xem là dự án nhà cao tầng chọc trời cao nhất trên địa bàn TP. Đà Nẵng tính đến thời điểm hiện tại với 58 tầng - tương ứng với chiều cao tối đa là 196m.

Trước đó, Tập đoàn Empire đã ra mắt tòa tháp đôi Cocobay với quy mô 50 tầng. Cocobay Towers là tòa tháp đôi thuộc Tổ hợp Du lịch và Giải trí Cocobay với hình dáng 2 tòa tháp nối với nhau bằng một chiếc cầu pha lê hình elip. Đây là một biểu tượng mới của du lịch Đà Nẵng nói riêng và Việt Nam nói chung khi được biết đến là tòa tháp đôi có cầu pha lê cao nhất thế giới hiện tại.

Liệu có về đích

Tuyên bố khá hoành tráng để soán ngôi “toà tháp cao nhất Việt Nam”, mang những cái tên hào nhoáng đến đâu thì trên thực tế, những dự án này cũng có nguy cơ trở thành những “chiếc thùng không đáy”, ngốn nhiều tiền của. Điều này phụ thuộc khá nhiều vào năng lực của chủ đầu tư cũng như thời cuộc.

{keywords}
Toà tháp từng cao nhất Việt Nam gánh nợ nần và đổi chủ

Trong khi đó, nhiều toà tháp từng ở ngôi vương đã gặp nhiều khó khăn. Thương vụ bán tòa nhà Landmark 72 đã gây chấn động sau khi Keangnam Enterprises rơi vào khó khăn trầm trọng mà một trong những nguyên nhân là vay nợ quá lớn để xây dựng dự án tại Việt Nam.

Tổng số nợ Keangnam vay để xây dựng tòa tháp Landmark 72 vào năm 2012 là 600 tỷ Won - tương đương 510 triệu USD. AON Holdings được cho là đã trả khoảng 450 tỷ Won để mua lại khoản nợ này. Sau khi tiếp quản và xử lý các khoản nợ, AON Holdings sẽ nắm quyền kiểm soát toà nhà cao nhất Việt Nam.

Sau thời gian dài bỏ hoang, dự án 100 tầng của Kinh Bắc cũng đã sang tay một nhà đầu tư khác. Công ty đã chuyển nhượng toàn bộ số cổ phần của công ty trên cho Công ty Cổ phần Đầu tư Mặt Trời Mọc với giá hơn 1.854 tỷ đồng.

Được biết, Công ty TNHH MTV Phát triển Khách sạn Hoa Sen được KBC thành lập hồi tháng 6/2016 để thực hiện dự án Diamond Rice Flower (tên cũ là Lotus Hotel) nằm trên khu đất khoảng 4,2 ha cạnh Trung tâm Hội nghị Quốc gia bao gồm tổ hợp 1 tòa nhà 100 tầng (chiều cao khoảng 400m), 1 tòa cao 80 tầng (cao 320m) và 1 tòa 15 tầng.

Có thể nói, cuộc đua nhà chọc trời vẫn đang tiếp diễn. Ai về đích, soán ngôi vương vẫn luôn kịch tích và chờ thời gian có câu trả lời.

Duy Anh

Tòa tháp hoang tàn giữa Thủ đô: 10 năm ôm cục nợ hoành tráng

Tòa tháp hoang tàn giữa Thủ đô: 10 năm ôm cục nợ hoành tráng

Nhiều tháp văn phòng bỏ hoang cả thập kỷ là cục nợ mà nhiều chủ đầu tư khó có thể cắt được trong bối cảnh hiện nay. Đó là hậu quả từ một cuộc đua xây dựng những toà nhà văn phòng cho thuê hoành tráng thể hiện đẳng cấp.

Toà tháp chọc trời kỷ lục Việt Nam: Phận thảm siêu dự án

Toà tháp chọc trời kỷ lục Việt Nam: Phận thảm siêu dự án

 Nếu như tòa nhà văn phòng HUD hay Vicem đã hình thành một phần thì nhiều PVN Tower hay tháp truyền hình đã biến mất khi còn trên giấy.