Sở GTVT TP.HCM đang tổ chức mời thầu 4 gói thầu bảo dưỡng thường xuyên hệ thống chiếu sáng trong 3 năm liên tiếp, tổng kinh phí 1.137 tỷ đồng. 

Khu 'đất vàng' quận 1 khiến nguyên Phó Chủ tịch UBND TP.HCM bị khởi tố giờ ra sao?

20 m2 chỗ ở tối thiểu để nhập hộ khẩu TP.HCM

Ngày 5/11/2018, Khu quản lý giao thông đô thị số 1,2,3,4 và Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn (thuộc Sở Giao thông vận tải TP.HCM) thông báo mời thầu các gói thầu “Cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích công tác quản lý, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống chiếu sáng công cộng”, với tổng giá trị lên đến 1.137 tỷ đồng. 

Kinh phí bảo trì của gói thầu này bao gồm 3 năm liên tiếp: 2019-2020-2021 cho một lần đấu thầu, thay vì đấu thầu từng năm như mọi lần.

{keywords}
Tp.HCM chi nghìn tỷ để bảo dưỡng thường xuyên hệ thống chiếu sáng thuộc 4 khu nội đô.

Đơn cử: Gói thầu Quản lý, bảo dưỡng thường xuyên công trình đường bộ (tháng 12/2017 và cả năm 2018), nhà thầu được lựa chọn là Công ty CP Công trình giao thông Sài Gòn, với giá trúng thầu là 24.251.129.372 đồng (giá gói thầu là 24.477.239.000 đồng).

Công ty CP Chiếu sáng công cộng TP.HCM thực hiện Gói thầu Quản lý, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống công trình chiếu sáng công cộng trên địa bàn Quận 7 - huyện Nhà Bè - huyện Cần Giờ (từ tháng 12/2017 và năm 2018) với giá trúng thầu là 30.877.255.738 đồng.

Nhà thầu này tiếp tục trúng Gói thầu Quản lý, bảo dưỡng thường xuyên hệ thống chiếu sáng công cộng trên địa bàn Quận 8, huyện Bình Chánh tháng 12/2017 và năm 2018 với giá trúng thầu là 44.847.100.777 đồng. 

{keywords}
Mỗi năm, Tp.HCM tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng để duy tu, bảo dưỡng các công trình giao thông, trong đó có hệ thống chiếu sáng công cộng.

Công ty CP Chiếu sáng công cộng TP.HCM trúng Gói thầu bảo dưỡng thường xuyên hệ thống công trình đèn tín hiệu giao thông trên địa bàn Quận 2, Quận 9, quận Thủ Đức và quận Bình Thạnh tháng 12/2017 và năm 2018; Cty CP Công trình giao thông Sài Gòn trúng gói thầu bảo dưỡng thường xuyên hệ thống công trình đường bộ trên địa bàn Quận 2, Quận 9, quận Bình Thạnh, quận Thủ Đức với giá 63.461.947.595 đồng; giá gói thầu là 63.571.056.989 đồng.

Hàng loạt gói thầu khác cũng về tay các nhà thầu của TP.HCM như: Liên danh Công ty CP Chiếu sáng công cộng TP.HCM - Công ty CP Cơ khí Điện Lữ Gia trúng thầu Gói thầu bảo dưỡng thường xuyên hệ thống đèn chiếu sáng công cộng trên địa bàn Quận 5, Quận 6, Quận 10, Quận 11, quận Tân Phú, quận Bình Tân tháng 12/2017 và năm 2018 với giá 53.282.907.887 đồng; Công ty CP Công trình cầu phà TP.HCM trúng thầu Gói thầu bảo dưỡng thường xuyên hệ thống công trình cầu và đường vào cầu trên địa bàn Quận 7 - Quận 8 - huyện Bình Chánh - huyện Nhà Bè tháng 12/2017 và năm 2018 với giá gần 40 tỷ đồng...

Từ đầu năm 2017, UBND TP.HCM đã có chủ trương thay thế toàn bộ hệ thống chiếu sáng đô thị từ bóng đèn thông thường sang hệ thống đèn Led tiết kiệm điện theo mô hình xã hội hóa để giảm gánh nặng cho ngân sách thành phố. 

{keywords}
Trong khi UBND TP.HCM đang chủ trương xã hội hóa và thay thế đèn led để tiết kiệm năng lượng, việc mở 4 gói thầu bảo dưỡng kéo dài 3 năm đang đi ngược lại chủ trương này.

Theo số liệu Sở Công thương TP.HCM: toàn bộ hệ thống chiếu sáng tại TP.HCM trên 90% vẫn sử dụng công nghệ chiếu sáng lạc hậu (đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang, đèn HPS công suất 100W- 400W) tiêu tốn tiền điện hàng trăm tỷ mỗi năm. Bên cạnh đó, TP.HCM còn mất thêm hàng trăm tỷ đồng dành cho công tác quản lý, vận hành, duy tu hệ thống chiếu sáng tạo ra gánh nặng ngân sách cho thành phố.

Chính vì lý do đó, năm 2017, UBND TP.HCM đã chấp thuận chủ trương thực hiện chương trình thay thế hệ thống chiếu sáng đô thị hiện hữu bằng công nghệ đèn Led giai đoạn 2016-2020 nhằm đảm bảo an toàn điện, phòng chống cháy nổ, tiết kiệm điện năng, góp phần xây dựng mỹ quan đô thị. 

UBND TP.HCM cũng giao Sở GTVT làm đầu mối xây dựng nội dung, tiêu chí, yêu cầu dành cho các nhà đầu tư đã đề xuất đầu tư đèn Led theo mô hình xã hội hóa.

Tới tháng 5/2018, Sở Giao thông vận tải TP.HCM mới đề nghị các nhà đầu tư quan tâm đến lĩnh vực nêu trên xem nội dung tiêu chí yêu cầu, tiến hành lập hồ sơ đề xuất dự án và gửi về Sở Giao thông vận tải TP.HCM. 

{keywords}
Nếu 4 gói thầu này thực hiện, chủ trương xã hội hóa hệ thống chiếu sáng của TP.HCM phải 3 năm nữa mới có thể thực hiện.

Nhiều nhà đầu tư đã đề xuất UBND TP.HCM được bỏ tiền đầu tư thay thế toàn bộ hệ thống đèn chiếu sáng cũ bằng hệ thống đèn Led tiết kiệm điện.

Dự kiến, nếu lắp đặt toàn bộ đèn chiều sáng đô thị tại TP.HCM bằng đèn Led thì doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra khoản tiền khoảng 1,7 nghìn tỷ đồng. Như vậy, TP.HCM  không mất một đồng ngân sách nào nhưng vẫn có được hệ thống chiếu sáng mới, đẹp hơn, tiết kiệm điện năng.

Hệ thống đèn Led đưa vào vận hành sẽ tiết kiệm được tới 60-70% điện năng và số tiền tiết kiệm điện này sẽ được trả cho nhà đầu tư.

Liên quan đến việc quản lý chiếu sáng đô thị, ngày 23/10/2018, UBND TP.HCM có QĐ số 4719/QĐ-UBND phê duyệt Đề án sắp xếp lại chức năng, nhiệm vụ một số ngành của thành phố, trong đó có việc điều chuyển chức năng nhiệm vụ công việc “chiếu sáng đô thị” từ Sở Giao thông vận tải TP.HCM sang Sở Xây dựng TP.

'Ôm đất' rồi bỏ hoang, thêm một loạt dự án ở Hà Nội trong tầm ngắm thu hồi

'Ôm đất' rồi bỏ hoang, thêm một loạt dự án ở Hà Nội trong tầm ngắm thu hồi

Gần 400 dự án "treo" với hàng chục triệu m2 đất đang bị bỏ hoang lãng phí là một trong những vấn đề nhức nhối đang được Hà Nội đẩy mạnh xử lý.

Siêu dự án 'treo' 26 năm bất ngờ có đại gia đòi bỏ 3 tỷ USD đầu tư

Siêu dự án 'treo' 26 năm bất ngờ có đại gia đòi bỏ 3 tỷ USD đầu tư

Bốn nhà đầu tư đang quan tâm dự án Bình Quới - Thanh Đa, trong đó có doanh nghiệp sẵn sàng ứng 3 tỷ USD để triển khai dự án "treo" 26 năm ở Sài Gòn.

Hoàng Hà