Tuyến đường sắt đô thị số 3 Hà Nội có thể đáp ứng 3 mục tiêu: giao thông, thoát nước và dịch vụ thương mại.

Ga tàu điện cạnh Hồ Gươm: Không gian văn hoá thành sân ga khổng lồ?

Vỡ lở vụ hối lộ: Đường sắt đô thị số 1 Hà Nội dừng đến bao giờ?

Tháng 4/2018, TP. Hà Nội công bố Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị (ĐSĐT) số 3 (đoạn Ga Hà Nội - Hoàng Mai) dài 8,7km, cơ bản là đi ngầm qua 7 ga. Tổng mức đầu tư của dự án này lên tới 38.656 tỷ đồng (hơn 1,5 tỷ USD), do UBND thành phố Hà Nội làm chủ đầu tư. Dự án dự kiến thực hiện từ năm 2018, khai thác thương mại năm 2026.

Khác với các dự án ĐSĐT vay vốn nước ngoài đầu tư, Hà Nội kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng một số cơ chế đặc thù để tạo vốn trong nước (đấu giá đất, giữ lại phần vượt thu, bán công sản, phát hành trái phiếu,... ). Thành phố chỉ đạo nguyên tắc xác định hướng tuyến, vị trí ga theo yêu cầu kỹ thuật chạy tàu, nhà ga; kết nối với các tuyến đường sắt đô thị và các phương tiện vận tải công cộng khác; bán kính tiếp cận dưới 1km; tạo ra quỹ đất để khai thác xung quanh theo mô hình TOD; hạn chế thu hồi đất, giải phóng mặt bằng.

{keywords}
 Sơ đồ hướng tuyến đã được JICA đề xuất 2006: Tuyến 3 (đoạn 3.2) bắt đầu ở cuối phố Trần Hưng Đạo tới phố Tam Trinh. Đề xuất của City Solution 2018 đi ngầm dưới phố Trần Hưng Đạo và kết hợp với cầu ngầm vượt sông sang vùng phát triển đô thị giá trị cao phía Bắc sông Hồng.

Đối chiếu với nguyên tắc chỉ đạo của Hà Nội thì tuyến do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) đề xuất cách đây 12 năm đã không đạt yêu cầu: đường đi  ngầm nhưng không thẳng mà vòng vèo qua lòng các khu phố Lò Đúc, Kim Ngưu, Nguyễn Tam Trinh,... nên thi công phức tạp và hạn chế tốc độ chạy tàu. Tuyến ngầm đi qua các khu phố đã xây dựng dày đặc, khu làng xóm cũ nên không có quỹ đất phát triển TOD, khả năng thu hồi vốn tái đầu tư rất thấp.

Để khai thác lợi thế phát triển quỹ đất do gần tuyến đường sắt đô thị theo định hướng TOD, cần đưa hướng tuyến vượt qua sông Hồng (kết hợp cầu ngầm Trần Hưng Đạo đã có quy hoạch) để tiếp cận khu vực phát triển đô thị mới đã và đang phát triển mạnh mẽ quanh sân bay Gia Lâm. Lợi nhuận từ các dự án BĐS giá trị cao sẽ được chia sẻ bù đắp chi phí đầu tư đường sắt đô thị và cầu ngầm vượt sông. 

{keywords}
Tại nhiều quốc gia: các đường ngầm tích hợp đa chức năng đã phổ biến nhằm giảm chi phí. Ví dụ dự án SmartTunnel tại Kualalupure (Malaysia) kết hợp 2 tuyến ô tô ngầm với hệ thống thoát nước ngầm chống ngập úng cho trung tâm thành phố.

Do suất đầu tư ĐSĐT đi ngầm rất đắt: trung bình 200 triệu USD/km2, nên cần tích hợp nhiều chức năng để giảm giá thành. Báo cáo cuối kỳ của JICA về tuyến ĐSĐT số 3 đã phân tích, chi phí xây dựng đường sắt đô thị ngầm nếu kết hợp với các bãi đỗ xe ngầm sẽ giảm 25% chi phí. Nếu kết hợp phát triển không gian dịch vụ thương mại ngầm, hệ thống thoát nước, xử lý nước ngầm,... sẽ giảm chi phí xây lắp tới 80%.

Trên tuyến phố Trần Hưng Đạo, JICA cũng bố trí các ga ngầm S11, S12, S13; liên kết với tuyến số 2 bởi ga C10 và còn đề xuất bãi đỗ xe ngầm trên phố Hàng Bài. Mỗi nhà ga dài 150-300m, sâu hàng chục mét, dự kiến đào mở. Tổng chiều dài hố đào gần 1km, bằng 50% chiều dài tuyến phố... do vậy việc ngầm hóa toàn bộ tuyến phố sẽ làm cho việc thi công thuận lợi, giảm chi phí gia cố chống đỡ, xây lắp cũng như khai thác vận hành sau này.

Lựa chọn hướng tuyến hợp lý, tích hợp đa chức năng không gian ngầm đô thị đã cho thấy kết quả khả năng thu hút vốn đầu tư mạnh mẽ của xã hội cho công trình. Hy vọng với cách vận hành tài tình của các nhà quản lý Thành phố, tuyến ĐSĐT số 3 không những thu hồi đủ vốn đầu tư mà còn dư ra tiền bạc để đầu tư phát triển các tuyến ĐSĐT khác cho Hà Nội.

{keywords}
Trung tâm thương mại ngầm tại nhà ga Metro Bến Thành (TP.HCM). Đề xuất của City Solution 2018 phố ngầm dưới phố Trần Hưng Đạo bao gồm tuyến ĐSĐT số 3, ga ra ngầm, bến xe bus ngầm, trung tâm thương mại, hệ thống thoát nước và xử lý nước thải trung tâm thành phố,...

KTS Trần Huy Ánh

Đường sắt đô thị 5 tỷ USD: Càng chậm trễ càng tăng nợ

Đường sắt đô thị 5 tỷ USD: Càng chậm trễ càng tăng nợ

Dự toán của tuyến ĐSĐT số 1,2,3 trong giai đoạn đề xuất hiện nay là 114.000 tỷ đồng (khoảng 5 tỷ USD). Nó cần phải đặt ra mục tiêu làm lợi cho Hà Nội hàng chục tỷ USD chứ không phải quàng thêm gánh nợ cho thành phố.

Gần 700 người vận hành 13km đường sắt Cát Linh-Hà Đông, nhiều hay ít?

Gần 700 người vận hành 13km đường sắt Cát Linh-Hà Đông, nhiều hay ít?

Tàu đường sắt trên cao tuyến Cát Linh - Hà Đông đã chạy thử toàn tuyến, con số 681 nhân công phục vụ cho 13km đang có nhiều ý kiến tranh luận.