Lê Hoàng Diệp Thảo bất ngờ công bố sự thật

Trước khi phiên xử diễn ra, bà Lê Hoàng Diệp Thảo vừa công bố các kết luận của Viện Khoa học Hình sự (Bộ Công an) và khẳng định: "Phó phòng pháp lý của Trung Nguyên - một thành viên trong nhóm - thao túng đã cung cấp bộ hồ sơ giả mạo này để lập ra Giấy đăng ký kinh doanh lần 8 trái pháp luật, cướp tài sản của tôi tại Trung Nguyên IC".

Theo các tài liệu được bà Thảo công bố, ngày 24/5 vừa qua, Viện Khoa học Hình sự đã giám định Biên bản họp Đại hội cổ đông của CTCP Tập đoàn Trung Nguyên ngày 26/12/2011, và đưa ra kết luận rằng: Các chứ "Công ty CP Cà phê Trung Nguyên" tại dòng chữ in thứ 10 tính từ trên xuống trên trang 2 bị cắt ghép.

{keywords}

Dựa trên kết luận này, cùng với một kết luận giám định được đưa ra trước đó (ngày 30/1/2019), bà Lê Hoàng Diệp Thảo cho rằng, các giấy tờ mà đại diện theo ủy quyền của Trung Nguyên IC - luật sư Nguyễn Duy Phước (cũng là phó phòng pháp lý của Trung Nguyên) và Sở Kế hoạch đầu tư tỉnh Bình Dương cung cấp cho Tòa án Bình Dương đã có dấu hiệu cắt ghép, sửa chữa so với bản gốc.

Người vợ quyền lực của ông Đặng Văn Thành

Bà Huỳnh Bích Ngọc (vợ doanh nhân Đặng Văn Thành) - người được mệnh danh là “nữ hoàng mía đường” vừa công bố hoàn tất mua vào 10 triệu cổ phiếu SBT, doanh nghiệp mà con gái bà đang là một trong những cổ đông lớn nhất.

Việc báo cáo giao dịch của bà Huỳnh Bích Ngọc diễn ra trên cơ sở bà là mẹ ruột của bà Đặng Huỳnh Ức My - Thành viên Hội đồng quản trị SBT. Chồng bà Ngọc chính là đại gia Đặng Văn Thành, từng là người sáng lập của ngân hàng Sacombank; hiện là ông chủ của “đế chế” Tập đoàn Thành Thành Công (TTC Group).

Bà Ngọc đang là người đại diện theo pháp luật của Công ty CP Đầu tư Thành Thành Công, cổ đông lớn nhất, sở hữu hơn 168 triệu cổ phiếu SBT, tương ứng 32% cổ phần Thành Thành Công - Biên Hoà. Trong khi đó, con gái bà Ngọc là Đặng Huỳnh Ức My là cổ đông cá nhân lớn nhất của SBT với sở hữu gần 68,4 triệu cổ phiếu, tương ứng 13,02% vốn SBT.

Thách thức của "ông trùm" thép Trần Đình Long

Tại đại hội cổ đông hồi đầu năm, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát đã nêu ra nhiều khó khăn mà tập đoàn đang gặp phải, trong đó khó khăn lớn nhất chính là vấn đề giá quặng sắt. Để sản xuất 1 tấn thép, Hòa Phát cần 1,6 tấn quặng sắt và thời điểm bấy giờ, giá quặng sắt mới chỉ ở mức 85-90 USD/tấn còn giờ đây đã vượt mức 120 USD/tấn.

{keywords}

Bên cạnh đó, các loại chi phí của Hòa Phát năm nay cũng dự kiến sẽ tăng mạnh, như chi phí tài chính tăng khoảng 3 lần do các khoản lãi vay bắt đầu phải hạch toán vào chi phí tài chính, sau khi nhà máy đi vào vận hành, trong khi trước đây được hạch toán vào vốn hóa. Cùng với đó là giá điện cũng bất ngờ tăng hơn 8%.

Năm 2019, Hòa Phát đặt mục tiêu doanh thu tăng trưởng 24% lên 70.000 tỷ đồng, nhưng lợi nhuận giảm 22% xuống 6.700 tỷ đồng. Nếu đạt mức lợi nhuận này, đây sẽ là lần đầu tiên lợi nhuận Hòa Phát giảm, sau 7 năm tăng trưởng liên tiếp.

Hồi tháng 3/2018, ông Trần Đình Long từng được Forbes đưa vào danh sách tỷ phú USD. Tuy nhiên, ngay trong năm, giá cổ phiếu của Hòa Phát liên tục giảm đã khiến tài sản của ông Long xuống dưới 1 tỷ USD. Đến tháng 3/2019, ông Long bị loại ra khỏi danh sách tỷ phú của Forbes.

Cách quản lý nhân viên của Phạm Nhật Vượng

Tại Tập đoàn Vingroup do tỷ phú đôla Phạm Nhật Vượng làm Chủ tịch cũng vậy. Ông Phạm Nhật Vượng đặc biệt chú trọng đến việc quản lý và đào tạo nhân viên tại công ty.

Ông Vượng cho biết, Vingroup rất coi trọng công tác đào tạo. "Tất cả lãnh đạo đều là lãnh đạo học tập và tất cả nhân viên phải là từng con người học tập và học mọi lúc mọi nơi...

Đối với các cán bộ lãnh đạo, phải đào tạo cấp dưới 52 giờ/năm; 1 nhân viên 1 năm phải đào tạo 100 giờ. Đây không chỉ là chương trình, mà tôi mong muốn nó sẽ trở thành văn hóa ngấm vào máu của con người Vingroup", chủ tịch Vingroup phát biểu trong một bài chia sẻ hồi năm 2016.

Lãnh đạo tập đoàn tư nhân này cũng nhấn mạnh, bản chất con người là không tự giác làm việc. "Kể cả như tôi, bảo tôi tự giác làm việc tôi cũng chả tự giác, chơi thích hơn làm. Nhưng nếu có áp lực, có động lực hẳn hoi thì tôi sẽ cố làm. Với các bạn nhân viên cấp cao cấp thấp gì cũng thế".

Tiết lộ số cổ phiếu em trai bầu Đức sở hữu

Ông Đoàn Nguyên Thu chỉ còn sở hữu vẻn vẹn 6 cổ phiếu HAG. Trước đó vào ngày 13/6, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Hoàng Anh Gia Lai ông Đoàn Nguyên Đức đã ký nghị quyết miễn nhiệm vị trí Phó tổng giám đốc của ông Đoàn Nguyên Thu.

Ông Đoàn Nguyên Thu, sinh năm 1977, là người con thứ ba trong gia đình. ông Thu có bằng cử nhân kinh tế tại Đại học Kinh tế TP.HCM và thạc sĩ quản trị kinh doanh tại đại học Fullerton, Hoa Kỳ.

Ông Thu làm việc tại HAGL từ năm 1999, ông còn được biết đến là người tích cực hỗ trợ bầu Đức trong việc điều hành và quản lý tại tập đoàn HAGL.

{keywords}

Mức giá đóng cửa thấp nhất của cổ phiếu HAG trong khoảng thời gian này là 5.090 đồng/cổ phiếu, tạm tính theo mức giá này ông Thu sẽ thu về ít nhất 25,4 tỷ đồng trong lần giao dịch này.

Lazada bổ nhiệm CEO mới

Tập đoàn Lazada vừa công bố bổ nhiệm ông James Dong làm Giám đốc Điều hành (CEO) của Lazada Việt Nam, đồng thời kiêm nhiệm vị trí CEO của Lazada Thái Lan. Việc bổ nhiệm này nhằm tăng cường sức mạnh của Lazada trên toàn khu vực, đưa Lazada Việt Nam phát triển mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới.

Ông James Dong sẽ thay thế ông Max Zhang trong cương vị là CEO của Lazada Việt Nam. Ông Max Zhang sẽ tiếp tục làm việc tại Tập đoàn Alibaba sau 18 tháng điều hành Lazada Việt Nam.

James bắt đầu làm việc tại Lazada vào tháng 6/2018 với vai trò là CEO của Lazada Thái Lan và được bổ nhiệm vào vị trí CEO của Lazada Việt Nam một năm sau đó (vẫn kiêm nhiệm vị trí tại Thái Lan).

Trước khi làm việc tại Lazada, ông từng là Trưởng Bộ phận Toàn cầu hóa & Phát triển doanh nghiệp cũng như là Trợ lý Kinh doanh của ông Daniel Zhang, Giám đốc Điều hành Tập đoàn Alibaba - công ty mẹ của Lazada.

Bắt tạm giam ông Lê Tấn Hùng

Cơ quan điều tra cũng ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam, khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với các bị can về hành vi “Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”, quy định tại khoản 3, Điều 219 Bộ luật hình sự năm 2015 đối với Lê Tấn Hùng, (SN 1963) nguyên Tổng Giám đốc SAGRI; Nguyễn Thành Mỹ, (SN 1959); nguyên Phó trưởng phòng Kế hoạch - Đầu tư.

Liên quan đến vụ án này, cách đây không lâu, Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra TP có chỉ rõ nhiều sai phạm xảy ra tại SAGRI. Ông Lê Tấn Hùng và Nguyễn Thị Thúy - Kế toán trưởng, đã ký và chi khống hơn 13 tỉ đồng cho hàng chục cán bộ, người lao động đi học tập nước ngoài.

Năm 2016, ông Hùng đã ký 10 hợp đồng tham quan, học tập kinh nghiệm ở nước ngoài (tổng giá trị hơn 13 tỷ đồng) với công ty Thương mại dịch vụ Hòa Bình quốc tế và công ty Du lịch Thanh niên xung phong. Tất cả đã tất toán công nợ.

Tuy nhiên, có 22 người không tham gia chuyến đi. Khi xác minh tại phòng Quản lý xuất nhập cảnh, Công an TP, có 40 trong 70 người tham gia chuyến đi nước ngoài không có trong danh sách, số còn lại không có thông tin trên hệ thống xuất nhập cảnh.

Gần đây, quá trình thi hành kỷ luật đối với ông Lê Tấn Hùng gây tranh cãi và chú ý của dư luận. Ông Hùng là em trai nguyên Bí thư Thành ủy TP.HCM Lê Thanh Hải.

Bảo Anh(Tổng hợp)