Bác bỏ thông tin Công Vinh là cổ đông góp vốn 20 tỷ đồng

Từng gây sốt với thông tin cho vợ 40 tỷ đồng tiêu vặt, Công Vinh sở hữu khối tài sản không phải dạng vừa ở tuổi 36. Thuỷ Tiên khoe Công Vinh đầu tư BĐS lãi 5-6 lần khiến dân trong nghề phát choáng, từng đưa vợ hơn 40 tỷ để tiêu vặt

Ngoài đầu tư kinh doanh bất động sản, Công Vinh còn góp vốn vào các câu lạc bộ bóng đá. Những ngày qua, trên mạng xã hội lan truyền thông tin Công Vinh từng góp tiền thành lập Công ty CP Bóng đá Bà Rịa - Vũng Tàu, chủ quản CLB Bà Rịa - Vũng Tàu, vốn điều lệ ban đầu ở mức 200 tỷ đồng. Trong đó, cầu thủ Công Vinh góp 10% tức 20 tỷ đồng.

Tuy nhiên, đến chiều 9/9, phía CLB Bóng đá Bà Rịa - Vũng Tàu đã có phát ngôn chính thức trên Fanpage để làm rõ vấn đề này. Theo đó, đơn vị này cho biết thông tin Công Vinh góp vốn 20 tỷ đồng là thiếu chính xác và dễ gây hiểu lầm với người hâm mộ. "Trên thực tế, ông Lê Công Vinh đã không hoàn tất thủ tục góp vốn theo thỏa thuận, do đó ông Lê Công Vinh không còn là cổ đông của CTCP Bóng đá Bà Rịa - Vũng Tàu kể từ cuối năm 2017" - CLB Bóng đá Bà Rịa - Vũng Tàu cho hay.

{keywords}
Cựu cầu thủ Công Vinh

Đại gia Rolls Royce Hà Tĩnh tái xuất

CTCP Tập đoàn Đức Thắng đã có văn bản đề xuất  gửi UBND tỉnh Hà Tĩnh về việc làm cụm dự án điện gió trên bờ và trên biển thuộc huyện Kỳ Anh và thị xã Kỳ Anh với tổng mức đầu tư 13.893 tỷ đồng.

CTCP Tập đoàn Đức Thắng được thành lập vào tháng 9/2005, đăng ký hoạt động chính trong lĩnh vực bán buôn tre nứa, gỗ chế biến với vốn điều lệ ban đầu ở mức 80 tỷ đồng, thành phần cổ đông góp vốn là Trần Xuân Thạch (75%) và bà Dương Thị Hiền (25%).

Ông Trần Xuân Thạch sinh năm 1966, là đại gia có tiếng ở Hà Tĩnh, đi lên từ lĩnh vực kinh doanh gỗ tại quê nhà Hương Khê. Chiếc Rolls-Royce thứ 4 ở Việt Nam với biển số VIP 38A-028.88 được nhập về ở thời điểm 10 năm trước phần nào cho thấy mức độ giàu có của vị doanh nhân này.

Ông Thạch từng chia sẻ về quá trình lập nghiệp của mình rằng: “Tôi và gia đình xuất thân từ công việc khai thác, chế biến và buôn bán lâm sản không chỉ ở Việt Nam mà còn sang các nước bạn như Lào và Campuchia. Với tính chất công việc nên thường xuyên phải đi công tác nhiều nơi với nhiều nước khác nhau”.

Phó Tổng 9X của Vincom Retail

HĐQT Vincom Retail (VRE) vừa quyết định bổ nhiệm Phó Tổng Giám đốc đối với ông Nguyễn Duy Khánh. Thời gian hiệu lực từ ngày 7/9/2021. Đáng chú ý, ông Khánh sinh năm 1991 và đã tham gia làm lãnh đạo tại doanh nghiệp quy mô từ nhiều năm trước.

Theo thông tin trên Linkedin, ông Nguyễn Duy Khánh tốt nghiệp Trường Đại học Ngoại Thương (2009-2013) và Đại học Luật Hà Nội (2011-2015), trong đó có giai đoạn ông học song song hai đại học. Sau đó, ông cũng tiếp tục học và tốt nghiệp thạc sĩ chuyên ngành Luật - Kinh doanh quốc tế của Đại học Ngoại Thương.

{keywords}
Phó Tổng 9X của Vincom Retail

Đến tháng 9/2014-12/2015, ông Khánh làm việc tại Tập đoàn CBRE với vị trí điều phối hoạt động thuê mua.

Trong đó, Tập đoàn CBRE (niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York) thuộc danh sách 500 công ty hàng đầu thế giới do Fortune và S&P bình chọn, có trụ sở chính tại Los Angeles là công ty kinh doanh dịch vụ bất động sản lớn nhất thế giới (tính theo doanh thu năm 2019). CBRE chuyên dịch vụ kinh doanh thuê mua bất động sản; thẩm định và định giá; dịch vụ phát triển dự án; quản lý đầu tư; nghiên cứu và tư vấn,... Tính đến hiện tại, CBRE đã có 18 năm phát triển tại Việt Nam.

Sang tháng 10/2016, ông Khánh bắt đầu gia nhập Tập đoàn Vingroup với nhiều vị trí quản lý. Ông chính thức làm Giám đốc điều hành khu vực của Vincom Retail trong thời gian 8/2018 – 10/2020.

Chủ tịch FPT đứng lớp

Ông Trương Gia Bình, Chủ tịch HĐQT FPT, chia sẻ: "Chúng ta đang đối diện với vấn đề sinh tử. Cuộc chiến để bảo tồn cuộc sống của các gia đình, sinh tồn của các tổ chức trở lên lớn hơn bao giờ hết, Với con người là vaccine chống Covid-19, thì với tổ chức chúng ta cũng cần có giải pháp sinh tồn tương tự"

Ngày 17/9 tới đây, Tập đoàn này tiếp tục trang bị "vũ khí" mới cho các doanh nghiệp thông qua Chương trình đào tạo "Vaccine cho doanh nghiệp – Từ sống sót đến thịnh vượng" với nội dung học đầu tiên là Cứu sinh.

"Chương trình này sẽ mời các doanh nhân quốc gia, chủ các tập đoàn, ngân hàng hàng đầu tham gia. Họ cũng là những người đã trải qua khó khăn Covid-19 và đã vượt qua, từ đó chia sẻ và truyền lửa cho cộng đồng. Tại đây, chúng tôi và các diễn giả sẽ truyền lửa cho cá nhân, tổ chức tham gia, cùng nhau tìm giải pháp, nhận diện toàn bộ các vấn đề đang gặp phải. Chương trình cũng xác định lãnh đạo doanh nghiệp là nhóm trọng yếu nhất, chúng tôi sẽ cùng họ tìm ra các giải pháp giúp họ vững tay chèo lái con tàu của mình, trong đó FPT eCovax là một giải pháp", ông Bình nói.

Trong Chương trình đào tạo này, ông Bình, một nhà lãnh đạo truyền cảm hứng, từng đóng vai trò tư vấn, giám khảo cho hàng trăm cuộc thi, sự kiện trong lĩnh vực kinh doanh và chuyển đổi số, đồng thời là người tâm huyết và có ảnh hưởng đến các chính sách của Chính phủ trong hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân tại Việt Nam cũng sẽ trực tiếp "đứng lớp", thậm chí giao "bài tập" cho người tham dự để cùng tìm ra giải pháp cho cộng đồng cùng tồn tại, phục hồi và đi đến thịnh vượng.

Kê biên lâu đài đại gia xăng dầu

iên quan đến việc "buôn bán trái phép hóa đơn”, mới đây đại gia xăng dầu Ngô Văn Phát (57 tuổi, trú tại quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng) bị TAND TP Hải Phòng tuyên phạt 24 tháng tù.

Do còn 135 tỷ đồng chưa khắc phục nên lâu đài của trăm tỷ của bị cáo này trên đường Lê Hồng Phong, quận Hải An được kê biên để đảm bảo thi hành án. Các luật sư nhận định rằng có thể lâu đài trên sẽ được Cục thi hành án TP Hải Phòng đem bán đấu giá để bị cáo khắc phục hậu quả.

Tuy nhiên thời điểm dịch bệnh như hiện nay cũng như lâu đài của một đại gia đang dính án có khiến người mua băn khoăn và xuống tay với giá cao không cũng là câu hỏi khiến nhiều người đặt ra.

Trao đổi với PV, một kiến trúc sư chuyên thiết kế lâu đài nhận định: "Lâu đài là một công trình lớn, sẽ rất khó bán bởi không phải ai cũng sẵn sàng mua ngay. Việc mua bán còn tùy thuộc vào chủ đầu tư, họ mua để nhằm mục đích ở hay làm bảo tàng trưng bày...

Hơn nữa lâu đài thường thiết kế theo phong các riêng của mỗi người, không có một lâu đài nào có vẻ ngoài giống nhau cả bởi việc xây dựng cũng dựa theo tích cách, sở thích cũng như mục đích của người sử dụng.

Với giá trị bất động sản là lâu đài không giống như những bất động sản khác, các lâu đài thường không có giá chung và giá cả của công trình lớn này tùy thuộc vào mức đầu tư của chủ đầu tư.

Có những lâu đài chỉ được xây dựng với mức chỉ khoảng 10 tỷ đồng, mức đầu tư thô để xây dựng sẽ biến động theo thị trường như vật tư. Nếu giá sắt tăng thì chi phí cũng kéo lên nhiều và ngược lại. Tuy nhiên đây chỉ là giá mới xây, còn bất động sản đã xây rồi thì giá trị hoàn toàn khác.

Việc mua bán tùy thuộc vào người mua và người bán, đặc biệt người bán phải chứng minh cho người mua thấy tại sao được xây với giá đó. Nếu không chứng minh được thì sẽ rất khó để họ tin mà đưa ra mức giá phù hợp".

Bảo Anh (Tổng hợp)

'Vua tôm' Minh Phú nhận đủ cả gốc lẫn lãi gần 15 triệu USD từ Mỹ

'Vua tôm' Minh Phú nhận đủ cả gốc lẫn lãi gần 15 triệu USD từ Mỹ

Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết trong tháng 7, phía Mỹ đã hoàn lại số tiền thuế chống bán phá giá 14,6 triệu USD cùng tiền lãi 220.000 USD trong quá trình tạm nộp.