Ông trùm một thời trong ngành thủy sản Dương Ngọc Minh lên kế hoạch bán một loạt tài sản trong năm 2018. Nữ đại gia kín tiếng sinh năm 1991 tiếp tục gia tăng vị thế tại một doanh nghiệp đầu ngành.

Grab không trả nợ cho Uber, lùm xùm VTVcab

Câu chuyện kinh tế nổi bật tuần qua là việc VTVcab không còn phát nhiều kênh được khán giả trong nước yêu thích. Nhiều khách hàng đã bày tỏ phản đối vì họ bị rơi vào thế bí, không ít khách hàng đã trót đóng phí 1 năm. Trong khi đó, lãnh đạo VTVcab lại có những cách giải thích khiến cho người hâm mộ càng bức xúc hơn.

Bộ Công Thương đã yêu cầu VTVcab báo cáo về việc bất ngờ cắt hàng loạt kênh truyền hình trong gói dịch vụ, để xác minh và tiến hành xử lý theo quy định nếu vi phạm pháp luật.

Hết tuần này, Uber chính thức không còn hoạt động tại Việt Nam. Sau khi bán cho Grab, nhiều vấn đề phát sinh đã được nhắc tới. Bên cạnh quyền lợi của các lái xe còn khoản nợ thuế mà Uber chưa trả cách đây đã lâu.

Trong một tuyên bố, Grab nhấn mạnh không mua lại tư cách pháp nhân của Uber tại Việt Nam, do đó không phải chịu trách nhiệm trả khoản nợ 53 tỷ đồng của Uber đang nợ Cục Thuế TP.HCM.

Trước làn sóng công nghệ mà Uber và Grab đưa vào Việt Nam, Phương Trang quyết định chi ra 2.200 tỷ đồng cho một hệ sinh thái tương lai.

Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng lên 7 tỷ USD

Theo số liệu từ Forbes, tính đến ngày 5/4, giá trị tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng đã cán mốc 7 tỷ USD, giàu thứ 240 thế giới.

Tài sản của ông Vượng tăng vọt khi giá cổ phiếu của Tập đoàn Vingroup liên tục lập đỉnh mới trên thị trường chứng khoán. Hồi đầu tháng 3, giá VIC khoảng 95.000 đồng/cổ phiếu thì đến nay đã vượt 130.000 đồng/cổ phiếu, mức tăng hơn 35%.

{keywords}

Theo công bố của Forbes hồi đầu tháng 3/2018, tài sản của ông Vượng là 4,3 tỷ USD. Như vậy, chỉ trong vòng hơn 1 tháng, khối tài sản của người giàu nhất Việt Nam đã tăng tới 2,7 tỷ USD.

Nữ chủ tịch 9x ra tay thâu tóm quyền lực

Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc CTCP Chiếu xạ An Phú (APC) Võ Thùy Dương đăng ký mua 500 ngàn cổ phiếu APC thông qua phương thức khớp lệnh và thỏa thuận từ ngày 3/4/2018 đến 2/5/2018.

Hiện tại, bà Võ Thùy Dương đang nắm giữ trực tiếp 3,66 triệu cổ phiếu APC, tương ứng tỷ lệ 30,98%. Nếu giao dịch diễn ra thành công, chủ tịch APC sẽ nâng sở hữu lên 4,16 triệu cổ phiếu, tương ứng 35,22% cổ phần.

Nếu tính cả các cổ đông liên quan, nhóm cổ đông của bà Võ Thùy Dương đang nắm giữ trên 70% cổ phần APC.

Vợ chồng ông Trần Mộng Hùng rời HĐQT ngân hàng ACB

Sau 25 năm gắn bó, vợ chồng ông Trần Mộng Hùng chính thức rời HĐQT Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) sau ĐHĐCĐ, dự kiến diễn ra trong tháng 4 này. Ông Trần Mộng Hùng là một trong những thành viên sáng lập ACB (từ năm 1993), trực tiếp tham gia điều hành và quản trị ở ở các vị trí cao nhất.

Năm 2008, ông Hùng lui về với vai trò cố vấn quản trị, nhưng 4 năm sau đó ông trở lại hỗ trợ lãnh đạo ACB sau “sự cố bầu Kiên”.

Doanh nhân Trần Trọng Kiên cũng sẽ rời cương vị Thành viên HĐQT độc lập.

{keywords}

Đại gia một thời bán nhà đất trả nợ, thoát nạn

Thủy sản Hùng Vương của ông Dương Ngọc Minh dự tính bán một loạt công ty con và bất động sản, đóng cửa nhiều nhà máy để khắc phục khoản lỗ hơn 700 tỷ trong niên độ tài chính vừa qua. Tuy nhiên, cửa thoát vận đen của ông “vua cá tra” một thời này khá hẹp bởi ngân hàng nghi ngại về các dự án của HVG và không giải ngân vốn trong khi khó khăn mới tiếp tục xuất hiện.

Thủy sản Hùng Vương cũng thanh lý một số bất động sản như lô đất 765 Hồng Bàng, 94 Phạm Đình Hổ tại TP.HCM và đóng cửa một số nhà máy chế biến thủy sản hoạt động không hiệu quả do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu.

Hùng Vương dự kiến thỏa thuận với ngân hàng về việc tiếp tục tài trợ nguồn vốn trung - dài hạn để hoàn thành các dự án đang triển khai dở dang. Trong năm tài chính gần nhất, Hùng Vương lỗ 713 tỷ đồng.

VNPT công bố một loạt thay đổi nhân sự

Ông Ngô Diên Hy, TGĐ Tổng Công ty Truyền thông (VNPT Media) được điều động, bổ nhiệm giữ chức Tổng Giám đốc VNPT IT.

Ông Dương Thành Long, Phó TGĐ Công ty Công nghệ Công nghiệp BCVT kiêm TGĐ Công ty TNHH cung cấp giải pháp dịch vụ giá trị gia tăng được tiếp nhận, bổ nhiệm giữ chức Quyền TGĐ Tổng Công ty Truyền thông (VNPT Media).

Ông Lâm Quốc Cường, Giám đốc Công ty Viễn thông quốc tế, trực thuộc Tập đoàn VNPT được điều động về nhận nhiệm vụ tại Tổng Công ty Dịch vụ viễn thông từ 1/4/2018. Ông Lâm Quốc Cường được bổ nhiệm Giám đốc Công ty Viễn thông Quốc tế trực thuộc Tổng Công ty Dịch vụ Viễn thông.

Bà Nguyễn Thị Kim Liên, Giám đốc Bệnh viện Phục hồi chức năng Bưu điện được bổ nhiệm giữ chức Phó Giám đốc Bệnh viện Bưu điện từ 1/4/2018.

{keywords}

Sếp FPT: Thiệt thòi vì làm công nghệ

"Ở Việt Nam hiện nay, bất động sản mới là lĩnh vực được quan tâm nhất. Doanh nghiệp bất động sản có tài sản rất lớn, doanh thu cao nhưng nếu so sánh lợi nhuận hàng năm thì đâu có nhiều.

Vậy mà người nào cũng chơi bất động sản, nhà nào cũng có 1,2 miếng đất, nên mọi người đánh giá bất động sản rất cao. Vì thế chúng tôi thường nói với nhau rằng mình bị thiệt thòi vì làm công nghệ nhưng nằm ở Việt Nam", ông Bùi Quang Ngọc, Tổng giám đốc FPT cho biết.

Theo ông, không chỉ Việt Nam mà rất nhiều thị trường trên thế giới, nhà đầu tư không đánh giá cao các công ty công nghệ. Thực tế cho thấy, chỉ có ở Mỹ các doanh nghiệp công nghệ mới có vị thế cao, còn tại Việt Nam, Đông Nam Á hay thậm chí tại châu Âu, công nghệ chưa bao giờ là số một.

Công ty trùm chứng khoán thua lỗ liên tiếp

Chủ tịch hội đồng quản trị của Atani Holdings là ông Nguyễn Duy Hưng, chủ tịch công ty chứng khoán SSI, công ty chứng khoán lớn nhất Việt Nam. Từng nhiều lần khẳng định tiềm năng phát triển của nông nghiệp, lĩnh vực này từ lâu luôn là một phần quan trọng trong danh mục đầu tư của SSI.

Tuy nhiên, cho đến nay khoản đầu tư vào Atani Holdings vẫn chưa mang lại hiệu quả như mong đợi. Báo cáo của Elcom cho thấy, trong năm 2017, công ty đã phải trích lập dự phòng 2,5 tỷ đồng cho khoản đầu tư trị giá 13,7 tỷ đồng vào Atani Holdings. Đây cũng là năm thứ 4 liên tiếp Elcom phải tiến hành trích lập dự phòng cho khoản đầu tư này.

Ngoài khoản đầu tư vào Atani Holdings, ông Nguyễn Duy Hưng còn đầu tư cho tương lai nông nghiệp ở nhiều doanh nghiệp khác nhau như CTCP Giống cây trồng trung ương, CTCP Thủy sản Bến Tre.

Bảo Anh (Tổng hợp)

Vợ chồng đại gia Việt ly hôn: Ầm ĩ đòi chia tài sản 500 triệu USD

Vợ chồng đại gia Việt ly hôn: Ầm ĩ đòi chia tài sản 500 triệu USD

Gần đây, những vụ ly hôn kèm theo chiến tranh pháp lý, những tranh chấp về khối tài sản kếch xù của những doanh nhân Việt gây không ít ồn ào trong dư luận.

Đặng Lê Nguyên Vũ: Một cuộc chiến khác, âm thầm chưa hồi kết

Đặng Lê Nguyên Vũ: Một cuộc chiến khác, âm thầm chưa hồi kết

Sở hữu thương hiệu cà phê hàng đầu Việt Nam nhưng ông Đặng Lê Nguyên Vũ đang rơi vào một cuộc chiến chưa từng có, áp lực tứ bề, từ trong ra ngoài.

Những cặp vợ chồng đại gia cùng nhau điều hành doanh nghiệp

Những cặp vợ chồng đại gia cùng nhau điều hành doanh nghiệp

Vingroup, Masan, IPPGroup hay Sovico… và nhiều doanh nghiệp, tập đoàn khác đã và đang do các cặp vợ chồng doanh nhân Việt xây dựng, quản lý và đang không ngừng phát triển.