- Cận Tết, nhu cầu mua cá anh vũ tiến vua để biếu, ăn tăng cao khiến con cá này đắt khách. Tuy nhiên, với những người không rành lắm về con cá này, rất có thể họ sẽ mất tiền triệu cho mỗi ký cá tưởng là đặc sản quý hiếm mà lại không phải vậy.

Ông Nguyễn Minh Tuệ - Giám đốc marketing của một công ty thực phẩm trên phố Quốc Tử Giám (Hà Nội), cho hay, cá anh vũ sông Đà (hay còn có tên gọi khác, cá anh vũ Phú Thọ, cá anh vũ Việt Trì) mới là giống cá anh vũ tiến vua đích thực, và là chuẩn mực của giả ngư huyền thoại mà nhiều người ao ước săn tìm.

Theo thông tin chúng tôi biết từ một Sở KH-CN có nghiên cứu về thủy sản, cá anh vũ sông Đà ngày một cạn kiệt bởi cá bố mẹ không sinh sản được nhiều, trong khi đó tỷ lệ đánh bắt quá lớn. Nguyên nhân chính là do điều kiện dòng chảy của sông Đà bị thay đổi từ khi có thủy điện Hòa Bình, cá anh vũ bố mẹ không thể bơi về thượng nguồn đẻ trứng sinh sản được, khiến nguồn cung về cá anh vũ con ngày một khan hiếm dần - ông Tuệ cho hay.

Ở cá anh vũ, ngon nhất là khối sụn môi. Khối sụn môi làm cho cá anh vũ có phần mồm y như cái mõm lợn. Chính vì vậy, ngư dân ở bến Cát, Việt Trì, Phú Thị thường gọi tránh là cá mõm lợn. Do bám vào vách đá để gặm ăn rong rêu ở lòng sông, nên môi chúng trở nên như vậy. Thậm chí, lúc ngủ chũng cũng dùng môi để bám trụ vào đá. 

{keywords}

Miệng cá anh vũ xịn phải trề ra, xung quanh miệng có vòi hút giống như pít tông để bám vào đá ăn rêu.

{keywords}

{keywords}

Đặc biệt, môi dưới và mũi trước của cá anh vũ xịn nhìn rất rõ nét, màu hồng nhạt, có nốt chấm chấm.

Cá anh vũ được chia làm 3 loại:

Cá anh vũ Phú Thọ không to như cá anh vũ Tây Nguyên, nhưng khi nhìn miệng nó thì thấy rõ đặc trưng của loài cá quý này.

{keywords}

Cá anh vũ không có râu. Mình cá có 12 hàng vảy xếp đều nhau từ bụng lên lưng vây. Cá lớn có vây ảnh đỏ, khi còn bé thì vây ánh vàng đồng. Giá cá anh vũ còn sống loại 2-7 lạng/con là 2,7 triệu đồng/kg.

Cá anh vũ Tây Nguyên

Hình dáng, số hàng vảy, đuôi và thân người, cấu trúc vây, màu sắc vảy, tỷ lệ đầu và mõm cá... giống hệt cá anh vũ Phú Thọ. Tuy nhiên, điều đặc biệt là do cá anh vũ Tây Nguyên sống trong điều kiện môi trường nhiều thức ăn, rong rêu nhiều hơn,... nên trọng lượng lớn vào loại khủng. Cá anh vũ có thể nặng trên 10-15 kg/con. Thịt trắng, loại cá tiến vua này thơm ngon hơn bất kỳ loại cá nào.

{keywords}

Hiện giá bán anh vũ thường cấp đông 810.000-1,35 triệu đồng/kg và giá cá sống là 1,5-1,8 triệu đồng/kg.

Cá anh vũ đầu vàng

Cá anh vũ đầu vàng, hay có tên gọi khác là hoàng anh vũ - cũng là một giống cá anh vũ nhưng khác hoàn toàn hai loại cá trên. Cấu trúc mỏ và miệng khác hẳn, nhất là khi cá anh vũ đầu vàng có khối u trên đầu giống như các La Hán và cũng không hề có môi dưới - cấu trúc miệng khá giống như cá dầm xanh tại các con sông của miền Bắc. Cá anh vũ đầu vàng có giá 2,25 triệu đồng/kg.

{keywords}
Cá anh vũ đầu vàng

Hiện nay, mọi người thường nhầm lẫn cá anh vũ với hai loại cá, đó là cá dầm xanh và cá éc.

Dầm xanh cũng là một loại cá quý hiếm, thuộc “ngũ thủy hà quý” (5 loại cá sông quý hiếm) nhưng vẫn xếp sau cá anh vũ một bậc, không quý bằng cá anh vũ.

Đây là một con cá thuộc họ dầm xanh, không có môi dưới để bám đá ăn rêu, nhưng khá lạ bởi dầm xanh mà vây lại ánh màu vàng.


{keywords}

Hình ảnh so sánh cụ thể giữa cá anh vũ xịn và cá dầm xanh sống trong cùng điều kiện môi trường nước.

Cá éc, thuộc chi cá chép và cũng thuộc họ cá anh vũ (không phải cá anh vũ). Rất nhiều người tiêu dùng đang bị nhầm lẫn do không thể phân biệt được. Cá éc khác cá anh vũ là có 2 đôi râu, trong khi đó cá anh vũ thì không hề có râu.

Giá cá éc tầm 180.000-200.000 đồng/kg, ra đến Hà Nội có giá khoảng 300.000 đồng. Tuy nhiên, nhiều người đang phải mua với giá chát hơn 1 triệu đồng/kg do tưởng đó là cá anh vũ.

Con cá éc đực, có 2 cái râu trên mũi rất rõ, bề ngoài thì khá giống cá anh vũ, nhưng xem kỹ là có thể phân biệt được đây không phải cá anh vũ đầu vàng.Miệng dưới của cá éc không hề có lớp màng của môi dưới tạo ma sát bám vào đá ăn rêu.

Hoàng Lan