- Người tiêu dùng ngày càng lo lắng khi các thông tin về thực phẩm bẩn ngày một nhiều lên. Không hoang mang sao được khi trong cùng một bữa ăn các đồ ăn đều bị làm giả, ướp hóa chất, hay mất vệ sinh...

Kỹ nghệ vỗ béo lợn tăng 30 kg/tháng

Ở phường Long Bình Tân, TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai có một khu chuyên trộn chất cấm tạo nạc vào heo thương phẩm. Thương lái tìm mua lợn 95 kg/con rồi tiến hành vỗ béo bằng thuốc Salbutamol trộn vào thức ăn trong vòng gần một tháng, khi đạt trọng lượng từ 120-125 kg/con thì xuất bán. Mỗi con “heo thuốc”, người nuôi lời được 800.000 đồng.

{keywords}

Rao bán thuốc kích thích tăng trưởng qua Facebook

Trước đây, vấn đề tăng trọng lợn bằng hooc môn, thuốc an thần, nước bẩn... cũng được phản ánh nhiều. Người tiêu dùng không chỉ bị “móc túi” vì mua phải thực phẩm gian dối trọng lượng mà còn bị ảnh hưởng sức khỏe khi dùng những sản phẩm tăng trọng kém chất lượng.

Nguyên liệu làm nem tai vứt cạnh bồn cầu

Các món ăn bình dân như nem tai, giò tai, giò gà... được chế biến từ những lò sản xuất nhỏ lẻ, quy trình đơn giản, dễ làm. Để kiếm thêm lời, các tiểu thương thường kiêm cả việc sản xuất lẫn tiêu thụ nên cơ sở rất dơ bẩn, sử dụng nguyên liệu quá hạn, ôi, hôi thối.

{keywords}

Các nguyên liệu chế biến thực phẩm được bảo quản và cất giữ ở những nơi không tưởng.

Theo ghi nhận của PV tại 1 cơ sở làm nem tai ở Lĩnh Nam, Hoàng Mai (Hà Nội), nguyên liệu  được ném lăn lóc trong nhà vệ sinh xập xệ, bẩn thỉu. Những túi nilon tai lợn đóng đá tích trữ cả tháng đã chuyển màu, vứt lăn lóc dưới nền và trên nắp bồn cầu.

Axít pha nước lã thành giấm ăn

Thông thường, người ta làm giấm bằng cách lên men những chất chứa cồn như táo, bia hoặc gạo.

Tuy nhiên, để rút ngắn thời gian sản xuất, tăng lợi nhuận, một cơ sở sản xuất giấm ăn tại TP.HCM đã dùng một loại axít không rõ nguồn gốc pha với nước lã biến thành giấm trong vòng có vài giây, rồi tung ra thị trường.

Lật tẩy "gạo ướp thuốc" đầu độc người Việt

Người ta kháo nhau có không ít “chiêu trò” phù phép, móc túi khách hàng trên hạt gạo. Trong đó có tin đồn gạo bị làm giả, ướp hóa chất.

{keywords}

Việc kinh doanh gạo của tiểu thương sút giảm vì tin đồn

Thực tế, theo điều tra của PV báo PLO, loại thuốc ướp, tạo hương cho gạo có thể tìm thấy khá dễ dàng giữa lòng Thủ đô. Và việc tiểu thương, “lái buôn” đi tìm mua loại thuốc tạo hương gạo diễn ra khá thường xuyên.

Hà Nội loạn cam Vinh nhái, giả

Đặc sản cam Vinh ngày càng được ưa chuộng. Gần đây, nhiều địa phương cũng trồng giống cam này nhưng chất lượng không ngon bằng cam Vinh chính hiệu.

{keywords}

Các đại lý tìm mọi cách chứng minh cam Vinh của mình là hàng xịn

Khi sản phẩm này tràn về Hà Nội, nhiều người tiêu dùng nghi ngờ không biết đâu là hàng thật, đâu là hàng nhái. Nhiều người muốn thưởng thức cam Vinh chỉ còn cách duy nhất là nhờ người quen tại vùng mua giúp.

Gà miền Nam ngập tràn chợ Bắc

Trong vòng 3 tháng qua, thị trường gà lông màu mất giá thê thảm và quay trở về ngưỡng thấp nhất trong nhiều năm gần đây. Theo những người có thâm niên nuôi gà, nguyên nhân chính kéo tụt giá gà là do nguồn cung quá dư thừa.

{keywords}

Gà miền Nam xuất hiện nhan nhản tại các chợ gia cầm miền Bắc

Các lái buôn gà cho hay, gà lông màu tại miền Trung và miền Nam đang chiếm số lượng trên 60% tại các chợ đầu mối gia cầm tại Hà Nội với giá bán rất rẻ, chỉ 50.000 - 55.000 đồng/kg.

Trung Quốc thu mua hạt na ở Lạng Sơn

Gần hai tháng nay, nhiều thương lái huyện Chi Lăng (Lạng Sơn) thu mua hạt na bán sang Trung Quốc với giá khoảng 100.000 đồng/kg. Người dân lo lắng việc thu mua này sẽ ảnh hưởng đến thị trường na Chi Lăng, loại cây xóa đói giảm nghèo ở địa phương.

{keywords} 

Câu chuyện dân buôn Trung Quốc mua đủ thứ lạ đời ở Việt Nam đã được nhiều người bàn tán. Người ta không biết “Trung Quốc mua những thứ đó để làm gì”. Chỉ biết rằng, danh sách những thứ lạ đời mà thương lái Trung Quốc tìm mua tại Việt Nam ngày càng được nối dài: từ ốc bươu vàng, gỗ sưa, dứa, dừa non, rễ sim, hoa ngâu, lá cây phong ba, hạt chè, xơ dừa đến đuôi trâu, phân, móng trâu...

Xăng giảm 8 lần, giá tiêu dùng rơi mạnh

Từ 18h tối 23/10, các mặt hàng xăng dầu tiếp tục giảm từ 440 đồng đến 550 đồng/lít. Đây là lần thứ 8, xăng dầu giảm liên tiếp trong gần 3 tháng qua.

Trong khi đó, chỉ số giá tiêu dùng tháng 10 đã "rơi" mạnh xuống mức thấp nhất trong 6 tháng qua, với tốc độ tăng chỉ 0,11%. So với đầu năm, đến nay, chỉ số giá mới chỉ tăng 2,36%.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)