Nhà có 2 con nhỏ (5 tuổi và 12 tháng tuổi), nhưng bà mẹ này nhờ có kế hoạch chi tiêu rõ ràng và biết khéo léo chi tiêu tiết kiệm nên mỗi tháng chỉ tiêu hết 7 triệu đồng và để dành ra được gần 5 triệu/tháng.

Đó chính là kế hoạch chi tiêu nhà anh chị Trần Thu Hương, 30 tuổi ở Thanh Trì, Hà Nội. Hiện anh chị đang ở trong một căn nhà cấp 4 cũ nên luôn có ý thức tích cóp, tiết kiệm tiền mỗi năm để sửa nhà khang trang, rộng rãi hơn.

Làm hành chính tại một công ty nên thu nhập của chị Hương chỉ ở mức 5 triệu/tháng. Chồng chị, làm công nhân nhà máy nhựa nên thu nhập trước đó không nhỉnh hơn vợ bao nhiêu. Từ 1 năm nay, do phải làm thêm nhiều nên lương của chồng chị được 7 triệu/tháng. Tổng cộng 1 tháng, thu nhập của vợ chồng chị được tất cả 12 triệu.

Với 12 triệu này, chị Hương cũng như nhiều người vợ tay hòm chìa khóa khác cũng phải đau đầu nghĩ kế hoạch chi tiêu hợp lý và tiết kiệm nhất với hoàn cảnh gia đình. Bên cạnh đó, mục tiêu của chị là mỗi năm tiết kiệm được 50-60 triệu để có tiền sửa nhà.

{keywords}

Với 12 triệu này, chị Hương cũng như nhiều người vợ tay hòm chìa khóa khác cũng phải đau đầu nghĩ kế hoạch chi tiêu hợp lý và tiết kiệm nhất (Ảnh minh họa)

Cụ thể, các khoản chi tiêu của chị Hương như sau:

1. Tiền ăn: 3.000.000đ/tháng

- Ăn sáng: 30.000đ/bữa x 30 ngày = 900.000đ

- Ăn tối + hoa quả theo mùa: 70.000đ/bữa x 30 ngày = 2.100.000đ

Do vợ chồng chị Hương đi làm cả ngày nên chỉ ăn cơm bữa chiều ở nhà. Bữa sáng chị Hương thường nấu ăn tại nhà với các món đơn giản. Hôm thì chị nấu mì trắng + trứng, thịt, giò, chả. Hôm thì chị nấu xôi, ngày lại cơm nắm muối vừng hoặc nấu cháo thịt, hay ăn cơm với ruốc.

Bữa cơm chiều, chị thường nấu 1 món mặn, 1 canh rau hoặc thêm 1 món xào. Chẳng hạn như: rau muống luộc dầm sấu, thịt kho, đậu sốt hoặc trứng rán. Có hôm thì rau cải nấu, cá rô phi rán. Hôm thì món mặn là chả lá lốt, đậu nhồi thịt…Vì biết cách chế biến và sống ở Thanh Trì nên giá cả thực phẩm cũng rẻ hơn so với ở trung tâm thành phố.

2. Tiền nuôi con: 1.600.000đ

- Tiền học bán trú cho bé lớn: 550.000đ

Tiền học của các mẹ có con đi học tại các trường công lập ở trung tâm Hà Nội đều mất 1 khoản từ 1,5-3 triệu đồng. Nhưng ở dưới Thanh Trì, tiền học cho con bán trú là 550.000 đ/tháng (chị không cho con học thêm môn âm nhạc nên cũng cắt giảm được hơn 1 trăm ngàn đồng)

- Tiền sữa cho bé lớn: 300.000đ

Bé lớn uống sữa tươi mỗi ngày 2 hộp. Mỗi hộp khoảng 5k x 30 x 2 = 300k/tháng (chị thường mua cả thùng cho rẻ).

Bé nhỏ nhà chị thì đang bú mẹ hoàn toàn và con chỉ ăn thêm bột, không ăn sữa công thức nên tiết kiệm được khoản tiền này.

- Tiền bỉm: 150.000đ

Chị Hương hay cho bé nhỏ dùng loại bỉm 5k/cái. Mỗi ngày bé nhà chọ chỉ dùng 1 cái bỉm khi đi ngủ ban đêm. Tính ra, mỗi tháng tiền bỉm cho bé tốn khoảng 150.000 đ.

- Tiền mua đồ ăn thêm cho con: 200.000đ

Do cuối tuần ở nhà, chị Hương thường tranh tủ tự làm sữa chua vừa đơn giản, đảm bảo lại tiết kiệm cho con. Giá thành mỗi hũ sữa chua tính ra khoảng 3000 đồng. Mỗi tháng hết khoảng 200.000 đồng cho cả 2 bé.

- Tiền mua đồ chơi: 200.000đ

- Tiền mua quần áo: 200.000đ

Chị rất ít mua quần áo cho 2 con, nhất là bé nhỏ, chị Hương hay xin quần áo từ bạn bè, hoặc họ hàng có con nhỏ. Hầu như, chị chỉ mua cho bé lớn đi học.

3. Tiền sinh hoạt: 1.000.000đ

Nhà chị Hương do chỉ có 2 vợ chồng, 2 con nhỏ và anh chị đều đi làm cả ngày, chỉ ở nhà thứ bảy + chủ nhật nên mỗi tháng tiền sinh hoạt nhà chị hết những khoản sau:

- Tiền điện: 250.000đ

- Tiền nước: 50.000đ

- Tiền mua gạo: 200.000đ

- Đồ sinh hoạt: 200.000đ

- Điện thoại + xăng: 300.000đ

4. Các khoản chi khác: 1.500.000 đ

- Tiền dành cho việc hiếu hỉ: 1.000.000đ

- Tiền biếu bà nội trông cháu: 500.000đ (Do bé nhỏ, vợ chồng chị phải nhờ ông bà nội trông giúp nên hàng tháng, chị cũng ráng trích ra 1 khoảng nhỏ biếu bà nội cho bà vui).

{keywords}

Do gửi bà nội trông bé nhỏ nên 1 tháng anh chị biếu bà 500 ngàn đồng (Ảnh minh họa)

Tổng chi: 7.100.000đ

Tổng thu: 12.000.000đ

Tiền tiết kiệm: 4.900.000đ

Nói về kế hoạch chi tiêu nhà mình, người vợ này cũng chia sẻ thật lòng: “Ai cũng muốn có nhiều tiền để chi tiêu. Nhưng hoàn cảnh vợ chồng mình chỉ kiếm được chừng đó, vợ chồng lại có kế hoạch sửa nhà nên mình phải lên kế hoạch chi tiêu tiết kiệm. Nói chung, mình cho con uống sữa nội, ăn rau nhà trồng, sữa chua tự làm. Hàng ngày, mình chỉ phải mua thức ăn, hoa quả mà đã hết từng đó rồi. Mình đang cố gắng tiết kiệm sang năm có khoảng 100 triệu dành cho việc sửa nhà”.

(Theo Trí Thức Trẻ)