Từ những ngày bắt đầu xây dựng đến nay, tại quần thể nhà cao tầng Keangnam đã xảy ra rất nhiều sự cố, gây ra những lo lắng, bức xúc cho cư dân đang sinh sống ở đây.

Liên tiếp có tai nạn chết người

Từ tháng 7/2009 tới tháng 2/2010, tại tòa nhà cao nhất Việt Nam này đã liên tiếp xảy ra các vụ tai nạn lao động nghiêm trọng làm 6 người chết và ít nhất 3 người bị thương. Đây là một con số khiến dư luận không khỏi bức xúc.

Một trong những tai nạn thương tâm tại tòa nhà này là vào chiều 22/2/2010 một cán bộ kỹ thuật trên công trường Keangnam đã bị cốt pha đổ đè vào người. Người bị nạn là cán bộ kỹ thuật của một đơn vị nhà thầu xây dựng công trình. Khi đang đi kiểm tra cốt pha, trên người không mang theo dây bảo hiểm, anh đã bị cốt pha đổ vào người. Sau khi vụ việc xảy ra, nạn nhân đã được đưa cấp cứu tại Bệnh viện E và Bệnh viện Việt Đức nhưng đã qua đời sau đó ít giờ.

Vụ tai nạn chết người thứ hai xảy ra trong tháng 2/2010. Đầu tháng này, vào ngày 3/2/2010, anh Lê Đức Thắng (sinh năm 1974, Liêm Hải, Trực Ninh, Nam Định) cũng bị ống thép văng trúng người dẫn đến tử vong.

Keangnam thuê giang hồ xử dân

Sự việc xảy ra vào lúc 21h10 ngày 18/11/2011, nạn nhân là anh Trần Thanh Hiền, SN 1972, sống tại can hộ A1803 tòa nhà này.

Nguyên nhân theo những người chứng kiến cho biết sự việc xảy ra do anh Hiền phản ứng với việc BQL tòa nhà cấm mọi người đến khu vực sân chơi công cộng dành cho cư dân hai tòa A và B của Keangnam để cho thuê địa điểm làm lễ khai trương nhà mẫu Golden Palace.

{keywords}

Theo cháu Lâm Bảo K. một nhân chứng chứng kiến sự việc từ đầu tới cuối cho kể lại, vào khoảng 21h, khi cháu đang chơi tại khu vực sân này cùng mọi người thì thấy anh Hiền đi tập thể dục qua sân khấu tổ chức lễ khai trương nhà mẫu Golden Palace và phản ứng với một số người đang sắp ghế.

Sau đó, cháu K. thấy bảo vệ gọi ai đó, một lúc sau thì có 4 người đàn ông tới vỗ vai anh Hiền và cứ thế xông vào đánh đấm anh Hiền một cách hết sức dã man. Không chỉ dùng tay, chân đấm, đá, nhóm đối tượng côn đồ này còn dùng những chiếc ghế gấp và ghế gỗ để lao vào hành hung anh Hiền.

Thấy có va chạm, một số cư dân sống tại tòa nhà Keangnam có mặt tại khu sân chơi đó đã lao vào can ngăn, trong số này có chị Trần Hoài Phương (đang mang bầu). Tuy nhiên, nhóm côn đồ này còn vác ghế và lớn tiếng “đánh cả con này”. Dù được mọi người vào can ngăn nhưng nhóm côn đồ vẫn không dừng lại ở đó mà còn tiếp tục lao vào đánh đấm anh Hiền.

Nhận nhà thiếu diện tích, Keangnam bị kiện vô hiệu hợp đồng

7/2012, một nhóm khách hàng của Keangnam đã khởi kiện của đầu tư ra TAND huyện Từ Liêm và đề nghị vô hiệu hợp đồng mua căn hộ cao cấp. Một trong những lý do để những hộ dân này kiện Keangnam ra tòa là diện tích thực tế của căn hộ không đúng như thỏa thuận trong hợp đồng.

Chị Thảo, một trong số những người tham gia vụ kiện đã trình bày những căn cứ mà chị cho rằng xác đáng để tòa có thể xét xử vụ kiện với phần thắng nằm chắc trong tay: “Keangnam đã soạn thảo nội dung Hợp đồng mua bán căn hộ cố ý gây hiểu nhầm về diện tích căn hộ cho người mua. Căn hộ của tôi đã bị thiếu hụt đến 16m2 sử dụng so với hợp đồng mua bán”.

Theo chị Thảo: Hợp đồng mua bán căn hộ của Keangnam ghi rõ phần diện tích căn hộ và cách đo tính từ tim tường chung đến tim tường bao ngoài của căn hộ. Diện tích ghi trong hợp đồng này được người mua hiểu rằng đây là diện tích thuộc sở hữu riêng của người mua và đã được thanh toán với mức giá xấp xỉ 3.000USD cho mỗi mét vuông.

{keywords}

Liên tiếp xảy ra những tranh chấp về dịch vụ tại Keangnam

Do nghi ngờ diện tích thực tế của căn hộ, chị Thảo và một số người bạn đã thuê một đơn vị địa chính chuyên nghiệp có chức năng đo đạc đến kiểm tra lại diện tích căn hộ. Theo cách đo quy định trong hợp đồng, căn hộ của chị hụt mất 3m2.

Như vậy, với căn hộ tầng 35 diện tích theo hợp đồng là 126,02 m2 nhưng khi đo thực tế sau khi nhận nhà chỉ có 123,7 m2 và trong đó đã bao gồm cả diện tích các cột chịu lực và hộp kỹ thuật, tường chung thuộc phần sở hữu chung là 13,0 m2.

Tương tự, với căn hộ nhà cô Quyên có diện tích theo hợp đồng là 206,95 m2 nhưng diện tích đo thực tế sau khi nhận nhà chỉ có 197,6 m2 trong đó đã bao gồm phần diện tích sở hữu chung là các cột chịu lực và hộp kỹ thuật lên tới 16m2. Diện tích thực tế sử dụng của căn hộ chỉ còn 181m2.

Ngoài vấn đề về diện tích, các hộ dân này còn kiện Keangnam về một số sai phạm khác trong hợp đồng mua bán mà họ cho rằng họ có đủ các bằng chứng và căn cứ để tòa án có thể xét xử.

Dàn xếp giá nội bộ, nâng khống đầu vào

Chủ sở hữu tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark trong 5 năm qua luôn than lỗ. Tính tới năm 2011, khi tòa nhà bắt đầu vận hành, với doanh thu đạt trên 5.200 tỷ đồng, công ty này vẫn báo lỗ 140 tỷ đồng.

{keywords}

Trên sổ sách, trong khi chủ đầu tư Keangnam Vina thua lỗ liên tục, không nộp thuế thu nhập doanh nghiệp thì tổng thầu EPC Keangnam Enterpise ở Hàn Quốc tha hồ hưởng lãi. Trong đó, Keangnam Enterpise chỉ phải nộp thuế nhà thầu cho Việt Nam, thấp hơn nhiều so với việc nộp thuế thu nhập doanh nghiệp với thuế suất 25 -28%.

Bằng những dàn xếp về giá vốn xây dựng, một khoản lợi nhuận kếch sù đã được Keangnam Vina chuyển về Hàn Quốc. Sau thanh tra, cơ quan thuế xác minh loại trừ tất cả những khoản chi phí đầu vào bất hợp lý. Tổng giá trị hợp đồng EPC từ mức 871 triệu USD thực chất giảm chỉ còn 699 triệu USD.

Đặc biệt, những con số lãi lỗ của Keangnam Vina đã được làm sáng tỏ. Trong 2 lĩnh vực kinh doanh thì lĩnh vực bán căn hộ cao cấp đã lãi lớn. Đoàn thanh tra xác định, chi phí giá vốn xây dựng cho khu căn hộ này chỉ chiếm 33% trong tổng gói giá trị hợp đồng EPC trên. Doanh thu bán căn hộ khoảng 3.500 tỷ đồng. Keangnam Vina bị buộc phải nộp truy thu thuế thu nhập doanh nghiệp cho mảng kinh doanh bán căn hộ với tổng thuế là 95,2 tỷ đồng.

(Theo Soha)