Nuôi sâu gạo 5 tháng, anh Thuyết xuất bán với giá nửa triệu đồng/kg. Thầy giáo này còn mạnh dạn ăn sâu sống trước mặt khách.

{keywords}

Sâu gạo, hay còn gọi là superworm được anh Nguyễn Văn Thuyết - thầy giáo dạy thể dục ở một trường cấp 3 tỉnh Bạc Liêu, nuôi rất nhiều trong trang trại của gia đình.


{keywords}

Những người đến học nghề nuôi sâu đều được anh tận tình hướng dẫn. Theo anh Thuyết, loài sâu này có chất dinh dưỡng cao, anh với công nhân thường bắt sống bỏ vào miệng ăn. "Béo lắm, bổ dưỡng như thịt bò. Người nào không dám ăn sống tôi bật lò, nướng cho ăn", anh Thuyết nói.

{keywords}

Theo anh Thuyết, sâu mới nở nuôi cho đến trưởng thành mất từ 2 đến 5 tháng. Thức ăn của chúng là trái cây, vỏ khóm (dứa) nên thầy giáo này cho rằng đây là "sâu sạch".

{keywords}

Để nhân giống, anh cắt ống nhựa dài khoảng 5 cm chất đầy trên các khay nhựa (phía dưới lót giấy cứng) rồi bỏ sâu trưởng thành vào các ống nhựa, phía trên trùm kín bằng một lớp vải đen.

{keywords}

Khoảng 2-3 ngày sâu trong các ống nhựa bắt đầu đen dần.

{keywords}

Đến ngày thứ 11 sâu trở thành bọ non.

{keywords}

Từ bọ non phát triển thành bọ cánh cứng. Bọ cánh cứng vừa chui ra khỏi ống nhựa vào ngày thứ 15 đã giao phối, sau đó đẻ trứng để nở ra sâu.

{keywords}

Thức ăn của bọ cánh cứng trong trang trại anh Thuyết là cà rốt.

{keywords}

Khi sâu được 2 tháng tuổi anh Thuyết xuất bán. Nơi tiêu thụ chính là các điểm nuôi chim, cá cảnh. Ngoài ra, sâu này còn được nhiều nhà hàng mua làm thức ăn cho những khách thích thưởng thức côn trùng, với giá 120.000 đồng/kg. Riêng sâu giống 5 tháng tuổi anh bán giá 500.000 đồng/kg nhưng cung không đủ cầu.

{keywords}

Những khay nhựa chứa sâu trong trang trại chăn nuôi của thầy giáo miền Tây. Trước đây, một số địa phương cấm nuôi sâu gạo vì cho rằng loài này ảnh hưởng đến mùa màng. Song tại một số địa phương trên cả nước, người dân vẫn nuôi để cung cấp nguồn thức ăn cho các loài sinh vật cảnh.


(Theo Zing)