Những sáng kiến điển hình đem đến tác động tích cực

Tiếp nối thành tích đã đạt được từ các năm trước đó, năm 2019 Heineken Việt Nam được ghi nhận về những hoạt động, sáng kiến, nỗ lực áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn nhằm tạo giá trị bền vững cho con người, hành tinh và sự thịnh vượng.

Mô hình kinh tế tuần hoàn, theo định nghĩa của Heineken, sẽ không những giảm rác thải mà còn cho phép rác thải có một vòng đời khác, tức tạo ra những giá trị mới từ rác. Rác thải vì vậy sẽ tiến đến giai đoạn không cần chôn lấp, thay vào đó, gần 99% phế thải, phụ phẩm sẽ được tái chế.

Sáng kiến tái chế nắp chai bia Tiger được xem là ví dụ điển hình của mô hình này, cho thấy những tác động tích cực nhiều chiều: giá trị tích cực cho xã hội, môi trường, và lợi ích kinh doanh của doanh nghiệp.

{keywords}
 Cây cầu tại kênh Hòa Bình, xã Phú Thành, huyện Phú Tân, tỉnh An Giang, xuống cấp, không an toàn cho người qua lại, đã được thay bằng cây cầu mới do Heineken Việt Nam xây dựng, làm bằng nguyên liệu từ nắp chai bia Tiger tái chế, khánh thành ngày 4/9/2019. 

Hàng tấn nắp chai, thay vì bị vứt bỏ, sẽ được thu gom lại, mang đến điểm tái chế. Chúng sẽ được xử lý ở nhiệt độ thấp để ngăn chặn khí thải độc hại ra môi trường trong quá trình bóc tách lớp cao su bên trong, sau đó, nung chảy rồi phối trộn trở thành vật liệu sắt xây cầu.

2 cây cầu đã được xây dựng lên ở Tiền Giang và An Giang kể từ khi dự án được triển khai vào năm 2018. Cây cầu thứ 3 cũng sẽ được hoàn thiện vào đầu năm 2020 tại TP.HCM.

Thông qua việc thu gom nắp chai bia và tái chế thành vật liệu sắt để xây cầu hỗ trợ cộng đồng, dự án đã thực hiện thành công ba mục tiêu: thúc đẩy tái chế và giảm rác thải; cải thiện cơ sở hạ tầng thiết yếu cho cộng đồng; đồng thời nâng cao hình ảnh của thương hiệu.

Hay một sáng kiến khác của Heineken là gần như 100% chai bia thuỷ tinh sẽ được thu hồi lại để tái sử dụng trước khi tái chế lại tạo nhà máy thuỷ tinh vào cuối vòng đời sản phẩm.

Các nguyên vật liệu khác như  nhôm, nhựa và giấy đều được tái sử dụng hoặc tái chế; xử lý 100% nước thải đạt tiêu chuẩn an toàn loại A trước khi trả về môi trường một cách an toàn.

Bên cạnh đó, 4 trên 6 nhà máy bia của Heineken Việt Nam sử dụng nhiệt năng từ năng lượng tái tạo và nhiên liệu sinh khối, không phát thải các-bon. Thông qua đó, doanh nghiệp đã giảm 2.500 tấn phát thải CO2 chỉ riêng trong khâu kho vận trong năm 2018.

Bên cạnh những tác động tích cực về môi trường, trong năm 2018, nhờ vào các hoạt động kinh doanh, sáng kiến của mình, Heineken Việt nam đã trực tiếp và gián tiếp hỗ trợ 166.000 cơ hội việc làm, đóng góp 1% tổng GDP Việt Nam.

{keywords}
 

Mô hình ưu việt hướng tới nền kinh tế xanh   

Đánh giá về kết quả của Heineken Việt Nam đạt được về phát triển bền vững (PTBV), ông Nguyễn Quang Vinh, Tổng thư ký VCCI, đồng thời là Phó Chủ tịch kiêm Thư ký Hội đồng Doanh nghiệp vì Sự Phát triển bền vững Việt Nam (VBCSD) nhấn mạnh: “Heineken Việt Nam là một doanh nghiệp dẫn đầu trong các hoạt động phát triển bền vững”.

Theo ông, những câu chuyện thành công của công ty trong hoạt động phát triển bền vững là ví dụ điển hình truyền cảm hứng cho cộng đồng doanh nghiệp và đặc biệt là khối doanh nghiệp tư nhân.

{keywords}
Bà Lê Thị Ngọc Mỹ - Giám đốc Bộ phận PTBV, đại diện Heineken Việt Nam nhận giải thưởng DN PTBV từ ông Trần Hồng Hà - Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường và ông Võ Tân Thành - Phó chủ tịch VCCI

“Chúng tôi đánh giá cao đóng góp của những công ty tiên phong như  Heineken Việt Nam cũng như sự chia sẻ tích cực các kinh nghiệm hoạt động tốt nhất của họ đã hỗ trợ chúng tôi đạt được chương trình nghị sự 2030 về phát triển bền vững tại Việt Nam”, ông nói thêm.

Ông Vinh từng nhận định kinh tế tuần hoàn đang được đánh giá là mô hình ưu việt khi vừa tạo ra lợi nhận, vừa tạo ra công ăn việc làm, mang lại những giá trị toàn diện, từ đó, hướng tới một nền kinh tế xanh.

Một nghiên cứu của Accenture Stratery cho biết mô hình kinh tế tuần hoàn có thể mở ra cơ hội thị trường toàn cầu trị giá 4.500 tỷ USD và tạo ra hàng triệu việc làm cho nền kinh tế thế giới vào năm 2030. Nhiều tập đoàn lớn đã và đang triển khai hướng tới kinh tế tuần hoàn trong tổ chức.

Kinh tế tuần hoàn đã được nhiều cơ quan tổ chức, chuyên gia đánh giá là cánh cửa thần kì đưa Việt Nam phát triển bền vững. Các sáng kiến và kinh nghiệm thực tiễn PTBV của các doanh nghiệp tiên phong như Heineken rất cần được phổ biến và khuyến khích lan tỏa trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.  

Doãn Phong