- Dù có nhiều kênh đầu tư, tiết kiệm nhưng nhiều người vẫn giữ thói quen tích trữ vàng. Theo thói quen, không ít người mỗi tháng vẫn mua trữ 1 - 2 chỉ vàng để yên tâm phòng thân.

Vàng nhẫn phòng thân

Như một chu kỳ, những ngày cuối tháng, phố vàng Trần Nhân Tông - Hà Nội nơi có những hiệu vàng lớn như Bảo Tín Minh Châu, PNJ... đông hơn . Đa số khách mua đều mua nhẫn tròn với số lượng không lớn. Rất nhiều trong đó là khách quen nhiều năm. Mỗi khi có thu nhâp hàng tháng ra đây mua 1 -2 chỉ vàng tích trữ

Chị Minh Phương (Hoàng Mai, Hà Nội) kể, trừ lúc vàng lên cơn sốt, bình thường gia đình tôi hàng tháng đều mua 2 chỉ vàng ép vỉ để cất từ 5 năm nay. Dù có nhiều cách tiết kiệm nhưng tôi vẫn thích mua vàng vì về cơ bản vàng giữ giá, dễ tmua bán, cho tặng. Thậm chí, có thể dùng vàng để thanh toán trong một số trường hợp.

Trẻ tuổi nhưng anh Minh Thăng (Cầu Giầy, Hà Nội) vẫn thích kiểu trữ vàng truyền thống. Anh cho biết, thu nhập không cho phép mình để dành nhiều. Mỗi tháng chỉ cố được một chỉ vàng. Tích dần để phòng thân, khi có việc có tý vốn mà cho tặng, giao dịch dễ dàng. Để yên tâm, mình thường chọn thương hiệu vàng có uy tín và hệ thống giao dịch lớn.

{keywords}

Theo thói quen, không ít người mỗi tháng vẫn mua trữ 1 - 2 chỉ vàng để yên tâm phòng thân.

Tuy nhiên, việc chọn mua vàng nhẫn tích cóp cũng khiến nhiều người gặp rủi ro, nhất là khi mua các loại nhẫn không đảm bảo chất lượng của những hàng vàng nhỏ lẻ.

Đang có nhu cầu mua một căn hộ, chị Phương Linh (Thanh Xuân, Hà Nội) quyết định bán ra số vàng tích lũy. Nhưng đi khắp cửa vàng ở nội ngọai thành vẫn không bán được 50 chỉ từng mua ở Bắc Ninh. Không còn cách nào, chị Linh phải về tận Bắc Ninh để bán cho chủ cũ. Tuy nhiên, giá bán không được như mong muốn vì hàng vàng niêm yết mua vào bán ra chênh nhau rất lớn.

Anh Đỗ Văn Tám (Thanh Oai, Hà Nội) cũng chấp nhận bán 10 chỉ vàng nhẫn không ép vỉ từng mua ở Thường Tín cho hàng vàng ở Thanh Xuân với giá quá thấp so với giá vàng thực tế. Chủ hàng không muốn mua vì cho đó là vàng trôi nổi, không kiểm soát được chất lượng.

"Đã thiệt vì mất vài triệu bạc lại rước bực vì có vàng mà khó quy ra tiền khi cần. Bây giờ, vàng nhẫn không thương hiệu mua một nơi, bán ở một nơi bị các cửa hàng ép giá. Vàng nhẫn trơn gia công, lại không ép vỉ lại dễ bị móp méo, hao mòn nên họ ép. Thiệt lắm".

Trước đây, đa số người dân đều mua vàng theo quen biết và thuận tiện. Đa số vàng vàng nhẫn của các cửa hàng nhỏ lẻ, không thương hiệu, không kiểm định chất lượng và không có bao bì bảo quản nên dễ gặp rủi ro nhất là khi mua một nơi, bán một chỗ khác như trên.

Thực tế, nhiều người chho biết, nếu dùng mười đầu ngón tay còn không đếm hết được các thương hiệu vàng mà họ đang có. Gặp đâu mua đấy, mỗi chỗ một hoặc một vài chỉ và giờ đây khi mà các thương hiệu vàng này không công nhận, và đều là vàng gia công, trôi nổi, có mỗi cái tên, không ép vỉ, không hóa đơn... Thành ra, tích được 'ống bơ' vàng nhẫn trong mấy chục năm trời nhưng bán đi để cần việc lại cả một quá trình gian nan.

Chuyên gia từ Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam cho rằng: thói quen tích trữ vàng nhẫn trong dân là thực tế nhưng cũng vì thói quen đơn giản trong mua bán khiến người dân đối mặt với nhiều rủi ro.

Thanh khoản và bảo toàn giá trị

Đối với mọi hình thức tiết kiệm hay đầu tư thì việc bảo toàn giá trị và thanh khoản dễ dàng luôn được ưu tiên.

{keywords}

Việc chọn mua vàng nhẫn tích cóp cũng khiến nhiều người gặp rủi ro, nhất là khi mua các loại nhẫn không đảm bảo chất lượng của những hàng vàng nhỏ lẻ.

Trước đây, người dân thường đặt niềm tin vào các cửa hàng vàng nhỏ lẻ. Đây thường là nhẫn tròn trơn gia công không ép vỉ, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có thương hiệu và dấu hiệu nhận biết và không được kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế nên người mua sẽ chịu thiệt hại. Thường mua bán khó khăn, mua đắt so với giá trị thực và khi bán bị hao hụt thậm chí con gặp phải vàng giả.

Gần đây, thị trường vàng được siết chặt, các hãng vàng đã chú ý đến thị trường vàng nhẫn đang bị bỏ ngỏ về chất lượng. Theo đó, các loại vàng nhận được kiểm định chất lượng quốc tế , ép vỉ siêu bền để bảo quản tốt ra đời ngay lập tức bán rất chạy. Các thương hiệu như SJC, Bảo Tín Minh Châu... đều có dòng sản phẩm này.

Khảo sát tại các đơn vị bán hàng cho thấy, khoảng hơn một năm qua, xu hướng mua vàng miếng chậm lại do chênh lệch cao so với giá thế giới nhưng lực mua vàng trang sức, nhất là vàng nhẫn trơn 1 chỉ, 2 chỉ, 5 chỉ rất lớn. Có tháng tăng 100% so với cùng kỳ một năm trước đó.

Tích vàng nhận là một thói quen rất xưa của dân Việt Nam. Nhẫn thường dùng để đeo thời trang, làm tài sản tích trữ, làm quà biếu tặng hay hồi môn... thậm chí còn được làm để định giá, thanh toán các tài sản có giá trị khác.

Hiện tượng nhu cầu vàng nhẫn tròn trơn tăng mạnh trong thời gian gần đây cũng là điều dễ hiểu khi giá mặt hàng này đang ở mức rất thấp nhưng chất lượng và thanh khoản ngày càng được đảm bảo.

Theo ông Nguyễn Thanh Trúc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh Vàng Việt Nam, trên thị trường vàng có hiện tượng một số cửa hàng vàng nhỏ lẻ tự sản xuất nhẫn tròn trơn để bán.

Các cơ sở này thường không có đủ máy móc hiện đại nên không đo được chuẩn tuổi vàng, vàng thường bị pha tạp chất khác và cân không đủ trọng lượng và tuổi vàng cũng thường bị khai không đứng thực tế. Vàng không tên tuổi và không được ép vị nên bảo quan khó và thanh khoản rất hạn chế.

Ông Trúc khuyến nghị, khách hàng nên mang đến những nơi có máy kiểm định SJC, Doji hay Bảo Tín Minh Châu... để kiểm tra lại. Nhưng, cách tốt nhất là mua vàng ngay tại các DN có tên tuổi, có thương hiệu, uy tín và có luôn cả hệ thống kiểm định.

Đến nay, những DN lớn đã có nhiều loại nhẫn tròn trơn với nhiều bản vị, thậm chí nâng cấp thành vỉ nhẫn tròn trơn các loại: 0,5 chỉ, 1 chỉ, 2 chỉ, 3 chỉ, 5 chỉ và 10 chỉ... Các loại vàng nhẫn ép vỉ này có tiêu chuẩn chất lượng như vàng miếng, khả năng làm giả nhẫn ép vỉ rất khó và được dán tem chống hàng giả.

Bên cạnh chất lượng, yếu tố thanh khoản cũng được người dân quan tâm. Vì thế việc chọn những thương hiệu lớn có hệ thống giao dịch lớn cũng là cách người dân bảo toàn và thuận lợi thanh khoản của tài sản của mình.

H. Tú