Ngân hàng Phương Đông (OCB) trở thành ngân hàng đầu tiên công bố hoàn tất việc triển khai dự án Basel II với các nền tảng cho một ngân hàng hiện đại, an toàn với các yêu cầu về vốn, rà soát, giám sát, minh bạch thông tin.

OCB chính thức công bố hoàn thành các hạng mục Basel II

OCB đã chính thức công bố hoàn thành các hạng mục dự án Quản lý rủi ro theo tiêu chuẩn quốc tế Basel II, triển khai 10 công cụ lớn nhỏ hỗ trợ tích cực cho công tác tín dụng và quản trị rủi ro. Nghiên cứu soạn thảo, điều chỉnh bổ sung, cải tiến gần 30 quy trình/quy định liên quan đến công tác tín dụng, dữ liệu và quản trị rủi ro. OCB cũng tổ chức hàng loạt chương trình truyền thông, đào tạo được thực hiện đều cho cả Ban dự án Basel và các CBNV toàn hệ thống.

{keywords}

Khẳng định về quyết tâm hoàn thành dự án theo chuẩn mực Quốc tế này, ông Nguyễn Đình Tùng - Tổng Giám đốc OCB khẳng định: “Là một nội dung và cũng là một đích đến trong chương trình nâng cấp khung quản trị rủi ro, tuân thủ Basel II đã được sự định hướng từ HĐQT và nỗ lực triển khai tại Ngân Hàng Phương Đông trong giai đoạn vừa qua. Chúng Tôi nhận thức rằng, tuân thủ Basel II cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng đã có được một hệ thống quản lý rủi ro tiên tiến, hiện đại.

Sau 2 năm nỗ lực với tinh thần tập trung cao độ, ngày hôm nay Ngân hàng OCB tự hào chính thức công bố việc hoàn thành dự án Basel II. Đánh dấu bước ngoặc mới trong chặng đường phát triển hướng đến mục tiêu trở thành Top 10 Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

Với việc hoàn tất dự án triển khai tuân thủ Basel II, Ngân hàng Phương Đông tin tưởng rằng sẽ tạo ra một điều kiện nền tảng quan trọng giúp cho việc duy trì tốc độ tăng trưởng cao nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, nâng cao vị thế và niềm tin của các nhà đầu tư, các đối tác và khách hàng trong ngoài nước đối với OCB”.

Tăng cường cạnh tranh lành mạnh, hội nhập quốc tế

Lợi ích rõ rệt nhất mà Basel II mang lại cho hệ thống ngân hàng Việt Nam là tăng cường cạnh tranh lành mạnh và minh bạch của hệ thống, tăng cường sức đề kháng của các ngân hàng trước bất ổn và biến động của thị trường. Việc triển khai Basel thành công sẽ giúp OCB tối ưu hóa lợi nhuận bằng các chiến lược kinh doanh dựa vào mức độ rủi ro, phân bổ vốn hợp lý vào các đối tượng KH và sản phẩm, thiết lập được danh mục đầu tư/ tín dụng có mức lợi nhuận tối ưu.

Khách hàng của OCB được hưởng các quyền lợi về các điều kiện cấp tín dụng phù hợp với mức độ rủi ro của khách hàng. Thông tin càng đầy đủ, điều kiện cấp tín dụng càng thuận lợi, … sẽ nhận được mức lãi suất hấp dẫn. Thêm vào đó, khách hàng cũng sẽ yên tâm hơn khi giao dịch ở OCB, bởi tài sản của khách hàng đã được bảo vệ trước các rủi ro có thể phát sinh.

Tại sự kiện đã diễn ra lễ hoàn thành dự án Basel II giữa OCB và Ngân hàng Phát triển Singapore (Development Banking Singapore - DBS). Với sự chứng kiến của các bên, DBS đã bàn giao các hạng mục dịch vụ tư vấn để đáp ứng các yêu cầu cụ thể của trụ cột 2 Basel II - ICAAP (Internal Capital adequacy assessment process - Quy trình đánh giá mức độ đầy đủ vốn nội bộ).

Về dự án Basel II triển khai cho OCB, đại diện Ngân hàng DBS Singapore Ông Eddie Lim khẳng định: “Việc áp dụng một khung kiểm tra căng thẳng sẽ cho phép OCB xác định, đo lường và kiểm soát các rủi ro về thanh khoản tài chính, đặc biệt để đánh giá hồ sơ thanh khoản của ngân hàng và mức vốn đệm thích hợp dành cho thanh khoản trong trường hợp các sự kiện căng thẳng trên toàn cầu và của ngân hàng. Tôi không nghi ngờ gì với những bước tiến này, OCB có thể là một trong những ngân hàng đầu tiên của Việt Nam triển khai thành công Basel II”.

Với việc hoàn thành các hạng mục để áp dụng Basel II cho toàn hệ thống, OCB đã thực hiện những bước đi quan trọng cho một ngân hàng hiện đại và hội nhập với các ngân hàng thế giới.

Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Basel II sử dụng khái niệm “3 trụ cột chính”

Trụ cột I: Yêu cầu vốn tối thiểu. Nhắc đến việc duy trì một lượng vốn pháp định được tính toán cho ba thành phần rủi ro mà ngân hàng đối mặt: rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng và rủi ro vận hành

Trụ cột II: Rà soát và giám sát. Đặt ra các nguyên tắc về giám sát và quản lý rủi ro thông qua hệ thống quản trị với 3 lớp phòng thủ và các quy định khắt khe trong quy trình quản lý an toàn vốn của Ngân hàng, cũng như vai trò giám sát của cơ quan thanh tra giám sát Ngân hàng nhà nước.

Trụ cột III: Nguyên tắc thị trường và công khai thông tin. Các ngân hàng sẽ được yêu cầu công khai thông tin tập trung vào các thông số quan trọng, nguy cơ rủi ro và quản lý rủi ro. Những công khai như vậy được xem như là một điều kiện tiên quyết cho tính hiệu quả hoạt động của nguyên tắc thị trường ngân hàng.

Tấn Tài