Kinh tế Việt Nam trong 8 năm trở lại đây được mô tả như một bức tranh có đủ các gam màu sáng tối. Trải qua giai đoạn khủng hoảng tài chính và đang trên đà tăng trưởng, Việt Nam được đánh giá là điểm đến đầu tưan toàn và tiềm năng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dươngtrong bối cảnh kinh tế toàn cầu vẫn còn ảm đạm.

Như một điểm sáng đầu tư, bất động sản cũng được đánh giá sẽ hấp dẫn hơn trong thời gian tới, khi đã hoàn toàn thoát khỏi đáy suy thoái. Nếu năm 2008, người mua tranh nhau gom tiền đầu tư vào nhà đất tạo nên một cơn sốt ảo, thì sang năm 2009, quả bóng bất động sản bắt đầu nổ, kéo tụt cả thị trường trên tất cả các phân khúc đi xuống. Thị trường bất động sản đóng băng, giá nhà sụt giảm liên tục (từ năm 2009 – 2013, giá bất động sản nhà ở dân dụng giảm gần 40%).

Đến năm 2014, bất động sản đón nhận những tia sáng le lói đầu tiên khi các chính sách hỗ trợ của Chính phủ bắt đầu có tác động và sự lạc quan của người mua dần quay trở lại. Nhu cầu tăng ở hầu hết các phân khúc thị trường, đặc biệt, phân khúc nhà ở có sự tăng trưởng vượt trội cả về cung và cầu. Giá nhà ở tăng khoảng 15% trong năm 2014 – 2015, dự báo sẽ tiếp tục tăng lên trong vòng ít nhất 5 năm tới.

Bất động sản 2016: những cải cách và tiềm năng tăng trưởng

Những cải cách trong thời gian qua đã tác động tích cực đến nền kinh tế Việt Nam.Việc Chính phủ mua lại nợ xấu đã giúp các ngân hàng phần nào tháo gỡ được nút thắt tín dụng, giảm tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ cho vay. Cùng với hoạt động tái cơ cấu, M&A… diễn ra sôi nổi, ngành ngân hàng như được thay máu, hoạt động hiệu quả hơn và quy mô tối ưu hơn. Thị trường tiền tệ ổn định, gia tăng hoạt động xuất khẩu và đầu tư nước ngoài, lạm phát kiềm chế tốt dưới 1 con số… giúp tăng trưởng tín dụng đáng kể, kích thích sự phát triển của ngành bất động sản.

Bên cạnh đó, việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước yếu kém được xem như một cơ hội để cân đốivà loại bớtnhững “giỏ trứng” bất động sản (“nghề tay trái” của khá nhiều doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua), điều chỉnh danh mục đầu tư nhằm tập trung tối đa cho ngành nghề cốt lõi.

Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) vừa được ký kếtthành công được dự báo sẽ tác động tích cực tới bất động sản Việt Nam. Theo báo cáo của CBRE được công bố vào cuối năm 2015, TPP sẽ thúc đẩy hoạt động đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là từ các nước nhập khẩu chính các sản phẩm Việt Nam như Mỹ và Nhật Bản. Hệ thống cơ sở hạ tầng, giao thông được cải thiện, các khu công nghiệp được xây dựng mới, nhu cầu văn phòng, căn hộ cao cấp tăng thêm với sự hiện diện của các văn phòng đại diện, công ty nước ngoài và người ngoại quốc làm việc/ định cư tại Việt Nam.

Theo Luật nhà ở số 65/2014/QH13 quy định về nhà ở và Luật kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 quy định về kinh doanh bất động sản (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2015), nhà đầu tư nước ngoài có đủ điều kiện được mua và sở hữu nhà ở tại Việt Nam (bao gồm cả căn hộ, biệt thự, nhà liền kề), được cho thuê, chuyển nhượng, thừa kế hay thế chấp tài sản trong thời hạn sở hữu (không quá 50 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận).

Đây được xem như một động thái tích cực của Chính phủ nhằm hỗ trợ và khuyến khích hoạt động đầu tư vào Việt Nam, đồng thời làm tăngtính cạnh tranh của bất động sản so với các kênh đầu tư khác (chứng khoán, vàng, đô la…).

Kinh tế khởi sắc, tăng trưởng GDP ổn định, tỷ lệ thất nghiệp giảm, mặt bằng tiền lương tăng… là những yếu tố tích cực giúp cải thiện mức sống của người dân Việt Nam, qua đó làm gia tăng nhu cầu trong nước về nhà ở chất lượng cao, thúc đẩy ngành công nghiệp bất động sản sôi động và tăng trưởng bền vững hơn.

Các chủ đầu tư bất động sản đã sẵn sàng đối ứng?

Trong thời gian tới, nhu cầu phát triển các khu công nghiệp, các dự án thương mại và nhà ở, cũng như cơ sở hạ tầng trên toàn quốc để xây dựng hệ thống đường sá, cầu cảng… sẽ gia tăng, đòi hỏi các chủ đầu tư bất động sảnhoạt động trong mọi phân khúc thị trường cần chuẩn bị sẵn sàng mọi nguồn lực về tài chính, nhân sự… để cung cấp cho thị trường lượng cung chất lượng tương ứng.

Trong giai đoạn bất động sản tăng trưởng cả về lượng cung và sức mua thì uy tín có vai trò tiên quyết ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định mua nhà. Theo đó, các yếu tố như: năng lực tài chính, năng lực thi công, khả năng bàn giao đúng thời hạn, đảm bảo chất lượng dự án… của chủ đầu tư; haycác tiện ích, cơ sở hạ tầng, giao thông, môi trường sốngxung quanh… được người mua cân nhắc kỹ lưỡng để “xuống tiền” một cách hợp lý.

Theo kết quả khảo sát mới công bố của Vietnam Report, các doanh nghiệp bất động sản cũng đánh giá cao sự ảnh hưởng của 4 yếu tố chính: bàn giao dự án đúng tiến độ, chất lượng xây dựng, kinh nghiệm xây dựng và năng lực tài chính… đến chiến lược phát triển và uy tín của doanh nghiệp trong năm 2016.

{keywords}

Các yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược phát triển và uy tín của doanh nghiệp (mức độ ảnh hưởng giảm dần).

Nguồn: Survey các doanh nghiệp bất động sản của Vietnam Report, tháng 3/2016, (n=152)

Rõ ràng, để có một thị trường tăng trưởng bền vững thì từng cá thể cần tăng trưởng vững bền. Khi uy tín được đảm bảo, niềm tin của người mua/ nhà đầu tư bất động sản sẽ trở lại, nhờ đócác giao dịch sẽ diễn ra sôi nổi hơn.

Có thể nói, đây là cơ hội vàng cho các doanh nghiệp bất động sản, đặc biệt với những chủ đầu tư như Vingroup, Hà Đô, Udic, Him Lam, Hòa Bình…khẳng định chắc chắn vị thế của mình không chỉ trong nước mà còn vươn tầm khu vực và quốc tế. Như Victor Hugo từng nói: “Tương lai có rất nhiều tên: Với kẻ yếu, nó là Điều không thể đạt được. Đối với người hay sợ hãi, nó là Điều chưa biết. Với ai dũng cảm, nó là Cơ hội”. Không lúc này thì bao giờ bất động sản Việt Nam mới lớn?.

 

Ngày 12/4/2016, Công ty CP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) và Báo VietnamNet – Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ chính thứctổ chức Lễ công bố Top 10 Chủ đầu tư bất động sản uy tín và Top 5 công ty tư vấn, môi giới bất động sản uy tín năm 2016 tại Trung tâm Hội nghị Quốc Gia, TP Hà Nội

Ngô Nga – Vietnam Report