-  Hàng loạt các tập đoàn, quỹ đầu tư lớn nước ngoài ồ ạt đổ tiền vào các doanh nghiệp lớn của Việt Nam để tìm kiếm những cơ hội kinh doanh tầm cỡ khu vực ở phía trước.

Gấp gáp đổ tiền

Tuần trước đó, giới đầu tư cũng đã chứng kiến một quỹ đầu tư của Mỹ rót 1.700 tỷ đồng vào Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAG) của ông Đoàn Nguyên Đức - bầu Đức. Quỹ Đầu tư Global Emerging Markets (GEM) của Mỹ đã ký cam kết đầu tư 80 triệu USD để mua 10% cổ phiếu HAG bằng nhiều hình thức, trong đó chủ yếu thông qua mua lại cổ phiếu từ các cổ đông và nhà đầu tư hiện hữu thông qua sự hỗ trợ thông tin của tập đoàn.

Theo cam kết, sau khi mua đủ 10% thì đại diện GEM được phép tham gia vào HĐQT HAG. Đồng thời, quỹ đầu tư này sẽ hỗ trợ HAG niêm yết ở thị trường quốc tế, cụ thể là Mỹ.

Theo GEM, thương vụ này chỉ mới được xúc tiến cách đây 2 tháng sau khi quỹ này khảo sát tình hình kinh doanh của HAG tại các nước Đông Dương và đặc biệt quan tâm đến lĩnh vực nông sản của HAG.

Tuần này, CTCP Kinh Đô (KDC) vừa công bố thông tin công bố nghị quyết của HĐQT ngày 10/11/2014 thông qua nội dung Tờ trình đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài vào công ty con Kinh Đô Bình Dương (BKD) dự kiến đệ trình lên Đại hội cổ đông bất thường năm 2014.

{keywords}

Hàng loạt các tập đoàn, quỹ đầu tư lớn nước ngoài ồ ạt đổ tiền vào các doanh nghiệp lớn của Việt Nam để tìm kiếm những cơ hội kinh doanh

Theo đó, KDC sẽ chuyển nhượng cho Mondelēz hoặc công ty con được Mondelēz chỉ định là Cadbury Enterprises Pte. Ltd "CEPL" 80% cổ phần của Kinh Đô Bình Dương, trị giá khoảng 7.850 tỷ đồng.

Trong khi đó, Quỹ GEM của Mỹ đã cam kết đầu tư gần 400 tỷ của GEM vào DLG (nắm giữ tỷlệ sở hữu gần 20% DLG). GEM là quỹ đầu tư lâu đời của Mỹ có giá trị tài sản đang quản lý hơn 3.4 tỷ USD. Ngoài ra, GEM sẽ hỗ trợ kỹ thuật cho DLG trong việc huy động thêm nguồn vốn giá rẻ tại thị trường Mỹ. GEM sẽ tiếp tục đầu tư mang tính chiến lược vào DLG thông qua các đợt phát hành riêng lẻ dự kiến sẽ hoàn tất trước quý II/2015. Qua đó GEM sẽ tiếp tục nâng tỷ lệ sở hữu DLG lên trên 40% vào năm 2015.

Mới đây nhất, Ngân hàng đu tư Olympic Capital Group New York cũng cam kết s h tr  Đc Long Gia lai trong công tác huy đng vn ti th trường M trên hai lĩnh vc tim năng: nông nghip và năng lượng. 

Trước đó, hồi tháng 4, CTCP BĐS Xavinco do tập đoàn Vingroup sở hữu 96,4% vốn điều lệ đã bán hơn 70 triệu USD cổ phiếu VIC cho nhà đầu tư nước ngoài.

Rất nhiều các nhà đầu tư đến từ Mỹ, Singapore, Nhật... đã đầu tư lớn vào các DN đầu ngành của Việt Nam như: Mitsui &Co vào vua tôm Minh Phú (MPC), GIC và Tael vào Taxi Vinasun, FPT, Vinamilk...

Trước đó, dòng vốn ngoại cũng chảy khá mạnh vào những ông lớn trong các ngành tiêu dùng như Masan (MSN), nguyên vật liệu Hòa Phát (HPG), dầu khí (PVD), cà phê Biên Hòa (VCF)...

Đón cơ hội phía trước

Trên thực tế không phải ông lớn ngoại nào đầu tư vào TTCK Việt Nam cũng đạt được kỳ vọng của mình. Gần đây một số quỹ ngoại đã dừng hoạt động và thoái vốn khỏi nhiều cổ phiếu Việt Nam.

{keywords}

Các DN được các tập đoàn lớn nước ngoài dồn dập rót hàng trăm, hàng nghìn tỷ đều là các DN hàng đầu của Việt Nam

Tuy nhiên, tổng vốn ngoại vào Việt Nam vẫn đang tăng lên nhờ những thương vụ đầu tư giá trị lớn vào các DN hàng đầu như nói ở trên. Đây là một xu hướng mới và khá rõ trong những tháng cuối năm 2014.

Hầu hết các DN được các tập đoàn lớn nước ngoài dồn dập rót hàng trăm, hàng nghìn tỷ vào trong thời gian gần đây đều là các DN hàng đầu của Việt Nam với ngành nghề kinh doanh cốt lõi mạnh, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội và có ảnh hưởng lớn trên thị trường.

Mondelēz International "thâu tóm" Kinh Đô có lẽ là bởi đây là một DN hàng đầu trong lĩnh vực sản xuất bánh kẹo, bánh trung thu Kinh Đô đã thành một nét văn hóa ở Việt Nam. Hoàng Anh Gia Lai, trong khi đó, nổi lên như một DN hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp ở Đông Dương với quỹ đất hơn 100.000 hecta trồng cao su, mía đường, ngô và cọ dầu và chăn nuôi kinh doanh bò thịt và bò sữa.

Vingroup cũng là một tập đoàn BĐS hàng đầu của Việt Nam, đã và đang triển khai hàng loạt các dự án BĐS mang tầm cỡ khu vực như: Vinpearl Nha Trang, Vinpearl Phú Quốc, Hòn Tre, Vinpearl Hội An, Vinpearl Đà Lạt, Royal City, Times City... Tập đoàn này cũng đang mở rộng sang lĩnh vực bán lẻ, thương mại điện tử, thời trang và dịch vụ y tế, chăm sóc sức khỏe.

Thủy sản Minh Phú (MPC) là ông vua trong lĩnh vực nuôi trồng, kinh doanh và xuất khẩu tôm của Việt Nam. DN này thậm chí còn tìm cách hủy niêm yết cổ phiếu trên sàn HOSE để thuận lợi hơn trong việc bán cổ phần cho đối tác nước ngoài. Vinamil, Vinasun, FPT, Masan, HPG, PVD, VCF... đều là các DN hàng đầu trong lĩnh của mình.

Hầu hết các DN trong nước đều có kế hoạch khi bán cổ phần cho nước ngoài. Kinh Đô tìm cách chuyển hướng sau 20 năm gắn bó với bánh kẹo. Nhiều tập đoàn lớn khác mong muốn tiếp cận với các thị trường nước ngoài trên nhiều phương diện, từ vốn, sự đa dạng cổ đông, cho đến xuất khẩu hàng hóa...

Trong thời gian gần đây, khối ngoại có xu hướng bán ròng trên các sàn chứng khoán. Tuy nhiên, trên thực tế, khối ngoại đang có một hướng đi mới. Các tổ chức, quỹ đầu tư nhỏ... có xu hướng chậm lại, trong khi đó các tập đoàn, quỹ lớn... đang tìm cách thâm nhập vào thị trường Việt Nam thông qua M&A, thâu tóm các DN hàng đầu. Các khoản chi ngày càng có quy mô lớn hơn và nó đang làm lu mờ những phiên bán ròng vài 50-70 chục tỷ đồng gần đây.

Các DN Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội lớn khi mà đất nước đang bước vào một cuộc chơi mới. Hàng loạt các sân chơi lớn, gồm hàng loạt các hiệp định thương mại tự do như Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015; ASEAn + 6; Việt Nam - Hàn Quốc, Việt Nam - EU, Việt Nam - Liên minh Nga, TPP. Sức mạnh về đồng vốn, trình độ quản trị, kinh nghiệm và công nghệ... là những yếu tố giúp các ông lớn nước ngoài thâm nhập dễ dàng vào các lĩnh vực của Việt Nam.

Mạnh Hà