Những tỷ phú hàng đầu Thái Lan đang đổ sang Việt Nam và tạo ra cuộc xâm nhập mạnh mẽ vào một thị trường tiềm năng với những thương vụ đình đám.

Thương vụ mua lại Metro VN, một lần nữa nối dài danh sách các công ty, tập đoàn được tỷ phú Dhanin Chearavanont, chủ tịch kiêm CEO của C.P thâu tóm thành công.

Theo đó, Berli Jucker Plc (BJC) của tỷ phú này sẽ tiếp quản toàn bộ hoạt động kinh doanh của Công ty Metro Cash & Carry Việt Nam, gồm 19 trung tâm phân phối và danh mục bất động sản có liên quan, tổng giá trị 655 triệu euro (tương đương 879 triệu USD).

Thâu tóm Metro là thương vụ lớn thứ 2 của tập đoàn trong vòng 1 năm trở lại đây. Năm ngoái, BJC cũng đã đánh bật Family Mart Nhật Bản ra khỏi liên doanh Family Mart tại Việt Nam và nhảy vào thế chân. Chuỗi cửa hàng tiện lợi này được đổi tên thành B'mart sau đó.

Trong lĩnh vực bất động sản, thông qua công ty con SAS Trading Ltd, tập đoàn chuyên đi thâu tóm bất động sản này đang nắm giữ 65% cổ phần khách sạn 5 sao Melia Hà Nội. 

Trong số các tập đoàn dưới trướng tỉ phú Thái Lan, có thể kể tới 3 cái tên lớn nhất đó là ThaiBev hoạt động trong lĩnh vực đồ uống, Berli Jucker (BJC)  hoạt động đa ngành (đồ uống, sản xuất lon, chai thủy tinh, bán lẻ, cửa hàng tiện lợi...), và TCC Land trong lĩnh vực bất động sản.

{keywords}

Tỷ phú Dhanin Chearavanont là chủ tịch kiêm CEO của C.P Group

Với Thaibev, có lẽ tập đoàn này không trực tiếp lộ diện tại Việt Nam. Thay vào đó, Thaibev sẽ sử dụng F&N, tập đoàn đồ uống lớn nhất Singapore như một cánh tay nối dài tấn công vào thị trường đồ uống không cồn và đặc biệt là thị trường sữa.

F&N đang sở hữu nhiều bất động sản có giá trị ở Việt Nam và đặc biệt là khoản đầu tư nắm giữ 9,54% cổ phần của Vinamilk. Số cổ phần này hiện đáng giá ít nhất là 500 triệu USD.

Ông Charoen Sirivadhanabhakd là tỷ phú giàu thứ 3 Thái Lan. Theo bảng xếp hạng các tỷ phú thế giới do tạp chí Forbes công bố hồi tháng 3, ông Chearavanont sở hữu khối tài sản ròng ước tính trị giá 11,4 tỷ USD, giàu nhất Thái Lan và xếp hạng 97 trong số những tỷ phú giàu nhất thế giới.

Sự "bành trướng" của các đại gia Thái Lan không chỉ về ngành bán lẻ, ngân hàng, đồ gia dụng mà gần đây còn mở rộng đầu tư sang ngành hóa dầu, khai thác dầu khí, vật liệu xây dựng, công nghiệp thời trang… 

Từ cuối năm 2012, thông tin Siam Cement Group (SCG) của Thái Lan ký thỏa thuận mua 85% cổ phần Công ty cổ phần Prime Group (Việt Nam) với giá 7,2 tỷ baht (gần 5.000 tỷ đồng) đã thu hút được sự chú ý từ dư luận. 

Được thành lập tại Thái Lan vào năm 1993, SCG là nhà sản xuất xi măng lớn nhất Thái Lan, đồng thời là một trong những doanh nghiệp lớn nhất Thái Lan. SCG đang hoạt động tập trung vào 5 lĩnh vực chính là hóa dầu, giấy, xi măng, vật liệu xây dựng và phân phối.

{keywords}
DN Thái Lan đua nhau mở rộng thị phần

SCG coi Việt Nam thị trường chiến lược và bắt đầu mở rộng hoạt động sang Việt Nam từ năm 1992 và hiện có 19 công ty với tổng giá trị tài sản hơn 615 triệu USD.Doanh thu từ hoạt động bán hàng tại Việt Nam nửa đầu năm đạt 294 triệu USD. Hiện Việt Nam SCG có hơn 6.500 nhân viên Việt Nam. Ngoài ra, SCG cũng đang tìm kiếm các cơ hội đầu tư khác ở Việt Nam như tổ hợp hóa dầu tại miền Nam.

Một trong những doanh nghiệp Thái Lan cũng có tầm ảnh hưởng tới thị trường Việt Nam là C.P Việt Nam, trực thuộc tập đoàn C.P của Thái Lan.

Có lợi thế từ việc tiên phong gia nhập thị trường, cộng với chu trình sản xuất khép kín và lợi thế từ tập đoàn mẹ, C.P Việt Nam hiện đã trở thành một trong những ông lớn có ảnh hưởng đáng kể đến thị trường thức ăn chăn nuôi cũng như thị trường thịt lợn, thịt gà.

Có ba yếu tố dẫn tới việc các đại gia Thái Lan đổ bộ vào Việt Nam kinh doanh là quy mô thị trường cùng với sự kỳ vọng sức mua tăng và thị trường Việt Nam dễ tiếp cận các thị trường khác trong khu vực.

Gần đây, các tỷ phú Thái đã có động thái rõ ràng nhằm tấn công thị trường Việt Nam. Những thương vụ thâu tóm hàng tỉ USD của các ông trùm đầy tham vọng này đã đưa Thái Lan, từ chỗ khá im hơi lặng tiếng, trở thành một thế lực mạnh mẽ trong hoạt động M&A tại châu Á. 

D.Anh