Trong vụ mua ụ nổi 83M, để tư túi được 1,666 triệu USD, các bị can lập hợp đồng khống đầu tư dự án "ma" để có cớ chuyển tiền về Việt Nam, chấp nhận "biếu" đối tác ngoại gần gấp 3 lần số đó.

Liên quan đến vụ án xảy ra tại Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), các bị cáo nguyên là lãnh đạo Vinalines đã bị truy tố ra trước pháp luật vì hành vi tham ô trong việc mua ụ nổi 83M.

Ụ nổi 83M do Công ty Nakhodaka (Liên bang Nga) sở hữu, được Nhật Bản sản xuất từ năm 1969, đã quá tuổi được nhập khẩu tàu biển theo quy định của Việt Nam, hỏng hóc và han rỉ. Tuy nhiên, ông Dũng vẫn chỉ đạo cấp dưới phải làm thế nào để nhập khẩu được và phải nhập từ Công ty AP (Singapore), mà không được nhập trực tiếp từ Công ty Nakhodaka. Công ty AP chỉ là nhà môi giới. Giữa Công ty AP và ông Dũng đã thỏa thuận ăn chia, lại quả 20%.

{keywords}

Sau đó, Công ty AP ký hợp đồng mua ụ nổi này từ Công ty Nakhodaka với giá 2,3 triệu USD rồi bán lại cho Vinalines với giá 9 triệu USD. Hợp đồng mua bán thể hiện điều khoản ăn chia số tiền bán ụ nổi, Công ty Global Success (công ty môi giới của Liên bang Nga) được hưởng 4,334 triệu USD và một bên thứ 3 do Global Success chỉ định được hưởng số tiền 1,666 triệu USD. Sau đó số tiền này được chuyển về tài khoản Công ty Phú Hà.

Vì sao Công ty Phú Hà lại được nhận 1,666 triệu USD? Thực chất, để thực hiện được việc chuyển tiền lại quả về Việt Nam, Công ty AP và Trần Hải Sơn, nguyên Tổng giám đốc Công ty TNHH Sửa chữa tàu biển Vinalines đã bàn bạc và thống nhất lập một pháp nhân mới (Công ty Phú Hà) để nhận tiền. Đồng thời, lập khống hợp đồng liên doanh đầu tư điểm thông quan nội địa ICD và Công ty AP góp vốn 1,666 triệu USD. Có được hợp đồng này, số tiền 1,666 triệu USD mới chuyển được về Việt Nam.

Sau khi tài khoản của Công ty Phú Hà nhận được số tiền 1,666 tỷ đồng, bà Trần Thị Hải Hà, em gái Trần Hải Sơn đã chuyển toàn bộ 28,1 tỷ USD cho anh trai. Ông Trần Hải Sơn đã đưa cho ông Dương Chí Dũng 10 tỷ đồng (đưa 2 lần), ông Mai Văn Phúc 10 tỷ đồng (đưa 3 lần), đưa cho Trần Hữu Triều, Tổng giám đốc Vinalines 340 triệu đồng, còn lại Sơn sử dụng chi tiêu cá nhân và cho bà Trần Thị Hải Hà 2 tỷ đồng.

Như vậy, với hành vi trên, Dương Chí Dũng và đồng sự đã lấy 6,7 triệu USD (tương đương 113 tỷ đồng) của Nhà nước biếu cho nước ngoài để được lại quả 1,666 triệu USD (tương đương 28,1 tỷ đồng).

Theo ĐTCK