- Trong khi Tổng thống Mỹ Barrack Obama và Thủ tướng Đức Angela Markel tỏ thái độ cứng rắn với Nga thì Tổng thống Nga Vladimir Putin đang xoáy sâu vào những vết rạn nứt trong nội bộ phương Tây thông qua việc thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương với một số nước EU.

Thúc đẩy hợp tác song phương

Ngay sau cuộc họp nhóm G7 lần thứ 2 thiếu vắng Nga, Thổng thống Vladimir Putin tuần qua đã có chuyến thăm chóng vánh tới Italia cho dù các thành viên của nhóm này, bao gồm Italia, Pháp, Đức và Anh… đã phát đi tín hiệu ủng hộ chủ trương gia hạn các biện pháp trừng phạt của EU lên Nga.

Tại Milan, ông Putin khẳng định, các biện pháp trừng phạt Nga đang làm tổn thương đến mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Italia. Theo Tổng thống Nga, các công ty Italia đã mất khoảng 1 tỉ euro vì những biện pháp trừng phạt.

Theo hãng tin The Globe and Mail, nói chuyện với Thủ tướng Italia Matteo Renzi tại Hội chợ Expo 2015, Tổng thống Nga Putin gọi Italia là “một đối tác lớn của Nga tại châu Âu”, trong khi ông Renzi đánh giá cao “tình bạn truyền thống giữa Nga và Italia”.

Cũng tại đây, Thống thống Nga Putin cho rằng, chính sách trừng phạt của EU đối với Nga là một cản trở đối với các DN của Italia trong khi các DN của thành viên EU này không hề muốn giảm làm ăn với Nga.

Chuyến thăm Italia của ông Putin thu hút sự theo dõi sát sao của Mỹ cũng như nhiều nước EU trong bối cảnh đảng đối lập tại Italia - Forza của ông Silvio Berlusconi, người cam kết chống lại các biện pháp trừng phạt mà EU đang áp đặt lên Nga, đang thúc giục Quốc hội Ý ngừng trừng phạt Nga mà không cần tham vấn các nước phương Tây. Nó diễn ra trước hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu bàn thảo về các biện pháp trừng phạt Nga và cho thấy mục đích rõ ràng của Tổng thống Nga là khai thác sự rạn nứt đã tồn tại ngay trong nội bộ của liên minh này.

{keywords}

Tổng thống Nga Vladimir Putin đang xoáy sâu vào những vết rạn nứt trong nội bộ phương Tây thông qua việc thúc đẩy hợp tác kinh tế song phương với một số nước EU.

Trước đó, bất chấp lời kêu gọi của Washington không hợp tác dầu khí với Nga, Bộ trưởng Năng lượng Hy Lạp cho biết, thỏa thuận cung cấp tài chính cho dự án mở rộng đường ống dẫn khí đốt của Nga từ Thổ Nhĩ Kỳ sang Hy Lạp có thể được ký trong tháng này, thay thế cho dự án "Dòng chảy phương Nam” - South Stream. Dự án mới dự kiến sẽ biến Hy Lạp thành trung tâm trung chuyển khí đốt mới tại châu Âu và các quốc gia EU sẽ phải tự xây dựng các đường ống dẫn từ Hy Lạp về nước mình.

Hồi cuối tháng 5, cuộc bầu cử tổng thống ở Ba Lan đã có kết quả bất ngờ. Nhân vật chính khách đối lập Andrzej Duda của Ba Lan giành chiến thắng khiến phương Tây có thể mất đồng minh chống Nga mạnh nhất. Tổng thống Putin ngay sau đó đã chúc mừng ông Duda và kêu gọi “xây dựng một mối quan hệ mang tính xây dựng hơn giữa Nga và Ba Lan”.

Gần đây, báo chí nhiều nước châu Âu và Mỹ đồng loạt cho rằng, EU sẽ kéo dài các biện pháp trừng phạt Nga tới cuối năm, tương ứng với việc thực thi các thỏa thuận Minsk. Tuy nhiên, cũng có một số nguồn tin cho biết, gần chục nước thuộc EU đã từng công khai lên tiếng phản đối việc áp dụng các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga và phản đối việc tiếp tục kéo dài chính sách này.

Phương Tây chia rẽ lợi ích

Đầu tháng 6 vừa qua, hãng tin Itar Tass dẫn lời Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev cho biết, EU sẽ phải hứng đòn đáp trả đích đáng nếu họ quyết định thắt chặt chế độ trừng phạt nhằm vào Nga.

Trước đó, phó thủ tướng Arkady Dvorkovich cũng đã cho biết, Nga có thể sẽ dỡ bỏ lệnh cấm vận thực phẩm đối với một số nước nếu phương Tây hủy bỏ các biện pháp trừng phạt chống lại Nga.

{keywords}

Hàng loạt các biện pháp trừng phạt nhau đã được tung ra khiến cả Nga và EU chịu tổn thất nặng nề về kinh tế và 2 bên đều muốn tìm lối thoát cho khủng hoảng.

Mối quan hệ giữa Nga và EU bắt đầu xấu đi từ năm 2014 sau cuộc khủng hoảng tại Ukraine. Hàng loạt các biện pháp trừng phạt nhau đã được tung ra khiến cả Nga và EU chịu tổn thất nặng nề về kinh tế và 2 bên đều muốn tìm lối thoát cho khủng hoảng.

Gói trừng phạt EU áp dụng lên Nga sẽ hết hạn vào tháng 7 tới và được cho là sẽ được gia hạn thêm 6 tháng nhưng khả năng tăng cường thêm các đòn trừng phạt mới là khó có thể xảy ra bởi sự phản đối của nhiều nước thành viên EU.

Thực tế cho thấy, nhiều nước đã mệt mỏi với các biện pháp trừng phạt áp Nga. Chuyến đi tới Italia của ông Putin, hay những cuộc gặp gỡ giữa nhà lão đạo Pháp với Tổng thống Nga, hay những cuộc gặp mặt của Thủ tướng Đức Angela Merkel với ông Putin… là những dấu hiệu cho thấy thiện chí hòa giải giữa các bên.

Ngay trong Hội nghị thượng đỉnh G7 vừa qua, vẫn còn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn trong vấn đề trừng phạt đất nước của Tổng thống Putin.

Đảng đối lập Forza tại Italia thẳng thắn cho rằng, “không thể có chỗ cho sự trừng phạt kinh tế” và “không người dân cũng như DN nào muốn rơi vào tình trạng căng thẳng như thời kỳ chiến tranh lạnh”. Họ sẽ đứng lên chống lại các biện pháp trừng phạt.

“Chúng tôi tin rằng các lệnh trừng phạt có ảnh hưởng tiêu cực. Đây là một cuộc chơi mà không người chiến thắng: EU mất, Nga mất, chúng đang đánh mất cơ hội bảo đảm an ninh của thế giới và cùng nhau chống lại khủng bố”, một đại diện Forza chia sẻ trên tời Sputnik của Nga.

V.Minh