Theo thông tin từ PVN, để giải cứu Dự án Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ, Công ty An Phát Holding (APH) đã bỏ ra hàng trăm tỷ đồng để vận hành, sửa chữa. Đổi lại, APH được mua tối thiểu 35% lượng hạt nhựa PP của Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR).

Cũng theo PVN, đơn vị này đang quyết liệt triển khai các giải pháp để xử lý các dự án chưa hiệu quả theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ, Ban Chỉ đạo xử lý các dự án yếu kém.

{keywords}
Công nhân vận hành dây chuyền sản xuất sợi DTY tại NMXS Đình Vũ

Nhà máy sản xuất xơ sợi Polyeste Đình Vũ là Dự án của Công ty CP Hóa dầu và Xơ sợi Dầu Khí (PVTEX) nằm trong 12 dự án khó khăn của ngành Công Thương. Dựa trên kết quả rà soát, đánh giá lại toàn bộ các phương án, giải pháp cũng như đề xuất của PVN về việc xử lý Nhà máy Xơ sợi Polyeste Đình Vũ, Ban Chỉ đạo xử lý các tồn tại, kém hiệu quả thuộc ngành Công Thương (Ban Chỉ đạo) đã quyết định phương án xử lý như sau: Ưu tiên chọn phương án hợp tác với các nhà đầu tư khởi động, vận hành lại nhà máy, tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn hoặc chuyển nhượng công ty.

Từ tháng 9/2017, PVN và PVTEX đã tìm kiếm đối tác để tham gia hợp tác vận hành nhà máy. Đến đầu năm 2018, PVN tìm được đối tác phù hợp là APH. Theo PVN, APH có kinh nghiệm quản lý sản xuất trong lĩnh vực nhựa công nghiệp và có năng lực về tài chính. Đơn vị này sẽ đứng đầu tổ hợp và cung cấp tài chính để vận hành lại Nhà máy. Như vậy, PVTEX và APH sẽ hợp tác để vận hành Nhà máy xơ sợi Đình Vũ. Theo thỏa thuận giữa hai bên, quá trình hợp tác được chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 sẽ hợp tác gia công sợi DTY, giai đoạn 2 hợp tác sản xuất kinh doanh toàn bộ Nhà máy.

{keywords}
Kỹ sư PVTEX kiểm tra chất lượng sợi DTY 3. Xuất bán sản phẩm cho khách hàng tại Nhà máy

Tổ hợp APH sẽ bỏ toàn bộ chi phí sửa chữa, bảo dưỡng nhà máy; tuyển dụng, đào tạo lao động; huy động chuyên gia kỹ thuật nước ngoài; ứng vốn lưu động và cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nhà máy. Dự tính, chi phí ước tính đơn vị này phải bỏ ra khoảng vài trăm tỷ đồng. Đổi lại, tổ hợp APH được đáp ứng một số điều kiện, trong đó có việc được mua tối thiểu 35% lượng hạt nhựa PP của BSR với các điều kiện mua bán tương tự như BSR đang áp dụng với các công ty khác.

Theo ông Đinh Văn Sơn - Thành viên HĐTV PVN, về vấn đề sản phẩm nhựa PP của BSR, ông Đinh Văn Sơn cũng khẳng định, trong quá trình đàm phán, trao đổi hợp tác, chuyện các đối tác khi đàm phán hợp tác tận dụng lợi thế, vị thế của nhau trong hoạt động kinh doanh là bình thường và phù hợp với các quy định pháp luật. Ngày 1/11, sau một thời gian hợp tác, PVTEX và APH đã thực hiện nâng công suất sản xuất sợi DTY của Nhà máy Xơ sợi Đình Vũ lên khoảng 400 tấn sợi/tháng.

{keywords}
PVN: ‘Không có khuất tất trong phân phối sản phẩm nhựa PP của BSR’

Theo ông Hồ Trí Dũng, Giám đốc Công ty CP Xơ sợi Tổng hợp An Sơn - đơn vị được APH uỷ quyền phân phối sợi DTY của NMXS Đình Vũ, ngay sau khi ký kết hợp đồng gia công sợi DTY với PVTEX, APH và An Sơn đã lập tức bắt tay vào tìm hiểu thị trường sợi. An Sơn đã gặp gỡ tìm hiểu thực tế tại các doanh nghiệp sử dụng sợi DTY của NMXS Đình Vũ trên khắp cả nước. Các khách hàng đã đánh giá rất tốt về chất lượng sản phẩm sợi của NMXS Đình Vũ. Chính vì vậy, An Sơn đã quyết định nâng công suất nhà máy theo đúng lộ trình trong hợp đồng hợp tác sản xuất kinh doanh DTY đã ký kết. Đặc biệt kể từ ngày 1/11, An Sơn đã cho ra sản phẩm mới của sự hợp tác có tên sợi AnPoly.

Vũ Minh