Thành tựu kinh tế phát triển cùng nhiều vấn đề môi trường

Thời gian qua, kinh tế Việt Nam liên tục thể hiện những tăng trưởng ấn tượng. Năm 2018 tăng trưởng kinh tế năm 2018 vượt mục tiêu của Chính Phủ, đạt 7,08% so với năm 2017, là mức tăng cao nhất 11 năm qua. Kinh tế vĩ mô được ổn định, lạm phát được kiểm soát thành công ở mức 3,54% - dưới mục tiêu Quốc hội đặt ra đầu năm là 4%. Đây là những số liệu tích cực trong bối cảnh kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn.

Trong một hội nghị mới đây, Giám đốc Ngân hàng thế giới tại Việt Nam cho biết, kinh tế Việt Nam vẫn còn tiềm năng tăng trưởng rất lớn. Chỉ tính riêng lượng doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động trong năm 2018 đã tăng 13 lần với con số 520.000 doanh nghiệp hoạt động trong năm 2017.

Theo báo cáo của Vụ Quản lý khu kinh tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến hết năm 2018, cả nước hiện có 326 khu công nghiệp đã được thành lập với tổng diện tích gần 93.000ha. Sự phát triển của các ngành công nghiệp khiến đời sống người dân được cải thiện đáng kể, tuy nhiên, đi cùng với đó nhiều vấn đề về môi trường cũng thay đổi theo chiều hướng phức tạp.

Theo số liệu thống kê, mỗi năm ở Việt Nam phát sinh chất thải rắn sinh hoạt khoảng 24,5 triệu tấn; chất thải rắn công nghiệp 8,1 triệu tấn và chất thải nguy hại 800 nghìn tấn. Vấn đề nước thải và khí thải cũng không kém phần phức tạp.

Chỉ tính riêng trên địa bàn Tp. HCM lượng nước thải mỗi ngày ước tính khoảng 1.750.000m3, trong đó, khoảng 90.274m3/ngày được xử lý ở 2.797 cơ sở công nghiệp; 22.262m3/ngày từ 113 bệnh viện, 95 phòng khám đa khoa, 319 trạm y tế, 227 phòng khám nha khoa, phẫu thuật thẩm mỹ và 87.087m3/ngày từ 1.713 cơ sở dịch vụ.

Tại Hà Nội, chất lượng không khí khiến nhiều người e ngại khi liên tục xuất hiện cảnh báo màu đỏ, tức là ở mức rất nguy hại đối với sức khoẻ con người, ngoài giao thông và thời tiết thì sản xuất công nghiệp cũng là một nguyên nhân của vấn đề này.

{keywords}
 

Để các thành tựu kinh tế thực sự có ý nghĩa và môi trường sống phát triển bền vững, các cơ quan chức năng và doanh nghiệp đang hết sức nỗ lực trong việc kiểm soát chất thải công nghiệp. Tuy nhiên, để làm tốt nhiệm vụ này còn cần có sự tham gia hỗ trợ của các nhà khoa học có chuyên môn và thiết bị hiện đại trong việc kiểm nghiệm chất lượng môi trường, nhưng hiện nay tại nước ta, số đơn vị có năng lực trên còn khá hạn chế.

Giải pháp từ các nhà khoa học

Ông Vũ Hồng Minh, Giám đốc TRANSMED - đơn vị hàng đầu về thiết bị phân tích hóa học tại Việt Nam, cho biết, "Với trăn trở về việc đem đến cho các doanh nghiệp tại Việt Nam điều kiện xét nghiệm nước thải, khí thải… ngày một tốt hơn, chúng tôi đã liên kết cùng Agilent Technologies - một tổ chức lớn về thiết bị xét nghiệm quốc tế để thành lập Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Indochina Center of Excellence. Trung tâm sẽ có vốn đầu tư ban đầu lên đến 2 triệu USD cùng đội ngũ chuyên gia nhiều kinh nghiệm và khả năng thực hiện chuyên sâu các xét nghiệm đa lĩnh vực.”

Theo Giám đốc TRANSMED, ngoài khả năng xét nghiệm nước thải, khí thải, chất độc hại trong môi trường; trung tâm này còn có chức năng chính trong việc xét nghiệm dư lượng thuốc trừ sâu, kháng sinh, các độc chất vi nấm; kiểm nghiệm và quản lý dữ liệu trong dược phẩm; chất lượng nước, đồ uống có cồn (rượu, bia). Thực hiện các nghiên cứu y sinh, phục vụ xét nghiệm trong chẩn đoán, chữa trị bệnh và đáp ứng tiêu chuẩn thực phẩm, môi trường, y dược quốc tế.

{keywords}
Trung tâm được thành lập vào ngày 5/6 tại tòa nhà Vạn Đạt, Khu công nghiệp Tân Bình, TP.HCM.

Đặc biệt, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Indochina Center of Excellence còn được giới chuyên môn chú ý nhờ khả năng hỗ trợ doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư phòng xét nghiệm kiểm soát chất lượng (QC Lab).

Sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo Indochina Center of Excellence hứa hẹn đem đến một bước tiến mới trong tiến trình xét nghiệm và kiểm soát chất lượng môi trường tại Việt Nam trong tương lai.

Thu Hằng