Chỉ một ngày sau , thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm đã “trả lãi” 4 tỷ USD cho đại gia Việt.

24/8 trên thị trường chứng khoán VN-Index “bốc hơi” gần 30 điểm khiến 56.592 tỷ “bay” khỏi Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Cộng với các phiên mất mát trước đó, thiệt hại của nhà đầu tư là rất lớn.

Tuy nhiên, chỉ một ngày sau, thị trường chứng khoán Việt Nam tăng điểm đã “trả lại" 4 tỷ USD cho đại gia Việt.

Cụ thể, từ 25/8 tới 28/8, sau 4 phiên giao dịch, Vn-Index tăng điểm giúp vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết tăng 87.263 tỷ đồng lên 1.109.279 tỷ đồng. Đây là số liệu chỉ tính trên Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM. Tính thêm cả giá trị tăng lên trên sàn Hà Nội, vốn hóa thị trường của các công ty niêm yết tăng khoảng 90.000 tỷ đồng (tương đương 4 tỷ USD).

{keywords}

Đại gia dầu khí GAS được "trả lại" hàng chục tỷ đồng ngay sau ngày thứ Hai đen tối

Công ty chứng khoán VN-Direct nhận định thị trường chứng khoán đang được hỗ trợ hỗ trợ bởi nhóm dầu khí với nguồn tin giá dầu bật trở lại trước những động thái cứu vãn giá dầu trong cuộc họp khẩn của Venezuela với OPEC.

Thông điệp phát đi từ cuộc họp khẩn cho thấy các nước sản xuất dầu trong khối OPEC và Nga có thể sẽ chủ động cắt giảm sản lượng. Đón thông tin này, giá dầu thế giới đã hồi phục 10%, nhóm cổ phiếu dầu khí trong nước có chuỗi 4 phiên hồi phục mạnh mẽ.

Đại gia dầu khí có vai trò lớn giúp thị trường tăng điểm mạnh mẽ. Vì vậy, đại gia dầu khí cũng là những người gặt hái được nhiều “trái ngọt” nhất tuần này. Trong đó, Tổng Công ty Khí Việt Nam (GAS) vượt qua các “đồng nghiệp” khác khi thu về hàng chục ngàn tỷ đồng.

Sau 3 phiên tăng trần, GAS tăng 8.700 đồng/CP và đóng cửa tuần ở mức 47.500 đồng/CP. GAS giúp vốn hóa thị trường Tổng Công ty Khí Việt Nam tăng 16.486,5 tỷ đồng lên 89.983,91 tỷ đồng. Đây là mức tăng rất lớn.

Cổ phiếu PVD của Tổng Công ty Cổ phần Khoan và Dịch vụ Khoan Dầu khí cũng có chuỗi ngày giao dịch đầy hưng phấn. Đóng cửa tuần, PVD tăng 7.000 đồng/CP lên 37.800 đồng/CP. Nhờ đó, vốn hóa thị trường của PVD có thêm 2.439,3 tỷ đồng.

Không “nóng” như GAS và PVD nhưng PVS vẫn giúp vốn hóa thị trường của Tổng Công ty Cổ phần Dịch vụ Kỹ thuật Dầu khí Việt Nam khi tăng 3.600 đồng. Giá trị của đại gia dầu khí trên sàn Hà Nội có thêm 1.608,1 tỷ đồng. PVS không được nhà đầu tư quan tâm nhiều vì Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội công bố lợi nhuận sau soát xét của công ty giảm 3,88 tỷ đồng.

2 phiên tăng trần đủ sức bù đắp cho 1 phiên giảm nhẹ nên tính từ 25/8, PXS của Công ty Cổ phần Kết cấu Kim loại và Lắp máy Dầu khí vẫn tăng 2.500 đồng/CP lên 16.100 đồng/CP. Nhờ đó, giá trị thị trường PXS được “hoàn nhập” 150 tỷ đồng.

Hưng phấn chậm hơn nhóm cổ phiếu dầu khí là nhóm cổ phiếu chứng khoán. Ngày 28/8, thông tin Công ty cổ phần Chứng khoán Sài Gòn SSI nới room cho nhà đầu tư nước ngoài lên tới 100% khiến cổ phiếu SSI tăng trần, tăng 1.600 đồng/CP lên 25.700 đồng/CP.

Tính chung cả tuần, SSI tăng 2.500 đồng/CP. Như vậy, vốn hóa thị trường của “anh cả” ngành chứng khoán tăng 1.175,1 tỷ đồng.

Không có bất cứ phiên tăng trần nào trong tuần nhưng cổ phiếu HCM của Công ty Cổ phần Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vẫn đi lên khá vững chắc. Tính từ “thứ Hai đen tối”, HCM tăng 3.600 đồng/CP. HCM “trả lại” cho công ty Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh 458,1 tỷ đồng.

Không tạo được nhiều dấu ấn mạnh mẽ như cổ phiếu dầu khí, chứng khoán, cổ phiếu ngành ngân hàng vẫn có sự gia tăng giá trị vượt trội. VCB của Vietcombank tăng 3.900 đồng/CP lên 43.400 đồng/CP. BID của BIDV tăng 3.500 đồng/CP lên 23.300 đồng/CP. CTG tăng 2.400 đồng/CP.

Kết quả là vốn hóa thị trường của Vietcombank, BIDV và CTG lần lượt tăng 10.393,6 tỷ đồng, 11.965,5 tỷ đồng và 8.936,2 tỷ đồng.

Không nằm trong nhóm ngành nóng nhưng cổ phiếu HHS của Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy vẫn khiến nhà đầu tư ngạc nhiên khi có 3 phiên tăng trần liên tiếp. Kể từ 26/8, HHS tăng 2.800 đồng/CP lên 15.400 đồng/CP.

HHS giúp vốn hóa thị trường Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy tăng 652,6 tỷ đồng.

(Theo VTC)