Những ông Tây bán xúc xích nướng Đức bên vệ đường chân tay không múa may quay cuồng miệng nói luyên thuyên như Yan Can Cook khi vào bếp biểu diễn, hình ảnh này đã quen thuộc gây được thiện cảm tạo nên nét văn hoá ẩm thực đường phố Tây nơi đất Sài thành.

Và lâu nay nhiều người vẫn nghỉ đơn giản đã là xúc xích Đức thì được chính những ông tây người Đức sản xuất, chế biến nhưng sự thật những cây xúc xích đang được bày bán được nhập trực tiếp hay made in Việt Nam đang là bí ẩn.

Cách đây gần hai năm, trên đoạn đường Huỳnh Văn Bánh - Phú Nhuận (TP.HCM) lần đầu tiên xuất hiện hình ảnh ngộ nghĩnh của một ông Tây đứng nướng từng cây xúc xích mời chào mọi người dùng thử. Và không quên giới thiệu xúc xích tươi vùng Darmstadt, tây Đức do chính bàn tay ông tạo nên, được chế biến nguyên bản đúng chất Đức không dùng hóa chất hay nguyên liệu phụ gia tạo mùi. Ông là Klaus Rutt, người Đức bản địa có vợ người Việt, vợ ông là chị Minh Nguyệt diễn viên đoàn xiếc thủ đô (Hà Nội) và cho rằng vì cơ duyên ông chọn xúc xích Đức, là món ăn truyền thống để giới thiệu đến người Việt. Sau một thời gian giới thiệu thử nghiệm, ông lấy thương hiệu xúc xích Leon Kinh rồi được nướng trên vỉa hè tại số 01 Phan Xích Long.

 {keywords}
Đặc điểm chung của những điểm bán xúc xích Đức là dù có dùng logo, bảng hiệu quảng cáo, vật dụng đều liên quan đến 3 màu chủ đạo: đen, đỏ và vàng - Ảnh: QH

Cũng sau thời điểm này, trên đường phố Sài Gòn bắt đầu có nhiều điểm bán xúc xích Đức do chính các ông Tây làm chủ, đặc điểm chung của những điểm bán xúc xích Đức là dù có dùng logo, bảng hiệu quảng cáo, vật dụng đều liên quan đến 3 màu chủ đạo: đen, đỏ và vàng. Đây cũng là hình ảnh để mọi người dễ nhận biết về màu cờ của đất nước Đức thống nhất và cũng không quên thêm những hàng chữ tiếng Việt để quảng cáo xúc xích Đức gắn kèm. Chính từ đây đã tạo nên hiệu ứng ẩm thực lan truyền, mọi người thích dùng thử xúc xích do ông Tây đứng bếp bán hàng, nhưng cho dù có là người sành ăn cũng khó phân biệt xúc xích tươi bản xứ với xúc xích công nghiệp đang chào bán trên thị trường.

Một câu chuyện tình cờ mà chúng tôi nghe được qua câu chuyện trao đổi, nói về một ông Tây bán xúc xích bên vệ đường từ cộng đồng những người Đức đang sinh sống làm việc tại Việt Nam. Theo đó, cách đây 6 năm những ngày đầu đến Việt Nam du lịch (khi đã đến tuổi về hưu) ông này bén duyên với một phụ nữ và sinh sống với nhau như vợ chồng. Để mưu sinh trên đất vợ quê người, ông chọn dạy ngoại ngữ làm kế sinh nhai ngay vào thời điểm nhu cầu học ngoại ngữ đang cao trào, bên cạnh đó thầy dạy là người nước ngoài đang là mốt. Vì không phải là người mô phạm, tiếng phát âm quá nhiều lẫn lộn nên bị phát hiện tiếng Anh không chuẩn, thất nghiệp rồi chia tay người tình.

 {keywords}
Không phải là người sành ăn thì khó phân biệt được xúc xích tươi với xúc xích công nghiệp có chất bảo quản - Ảnh: QH

Ông được một người bạn đồng hương cưu mang, chỉ dẫn cách nướng xúc xích và giao cho ông một bếp nướng để hành nghề bán xúc xích từ đó. Qua quá trình đứng bán ông thấy lời nhiều nên bỏ bạn mở cho mình một điểm bán xúc xích nướng đường phố. Sau nhiều lần chuyển đổi địa điểm, ông đã chọn cho mình điểm bán trên con phố chính ở Sài Gòn nơi đông người qua lại và còn đối diện một trường học quốc tế để phục vụ món khoái khẩu cho những thực khách trẻ tuổi khi tan trường.

Còn những ai thường đi trên con đường Điện Biên Phủ, Bình Thạnh (khu vực Hàng xanh) đều nhìn thấy hai ông Tây đứng nướng xúc xích vào buổi sang hay giờ tan tầm, mỗi điểm bán chỉ cách nhau hơn trăm mét có cả người phụ việc nhưng không hiểu vì lý do gì cả hai ông đều mất dạng thời gian gần đây.

Trong nhiều ngày rong ruổi trên đường phố chúng tôi đã bắt gặp lại hình ảnh ông tây ốm yếu ngày nào, với toàn bộ quầy hành nằm gọn trên chiếc Atila màu trắng. Thì nay hình dạng của ông vẫn không thay đổi, chỉ khác là chiếc Atila màu trắng thay băng xe tay ga Kymco do Hoa Lâm sản xuất cũng được chất đầy hàng hóa và bảng hiệu.

Mua hai cây xúc xích từ tay ông nướng kẹp với bánh mì do một anh chàng Việt đến bỏ mối, ông cho biết do không đủ điều kiện sản suất bánh mì theo kiểu Đức nên đành chọn xúc xích Đức kẹp mì Việt và diễn giải bằng ngôn ngữ Việt pha trộn. Nhai chậm rãi, nghiền ngẫm chúng tôi nhận ra rằng mùi vị không tự nhiên, đặc biệt vị mặn khác thường còn những thớ gân thịt chưa thật sự xay nhuyễn quá dai, thịt không tan nhanh ngay khi dùng.

Với mong muốn tìm nguồn hàng để chào bán xúc xích Đức như ông, chúng tôi đề nghị ông giúp đỡ. Ông nói ngắn gọn mua của người bạn ở quận 9, hết thì alô. Truy tiếp nguồn gốc cũng như số điện thoại của người bỏ hàng thì ông lắc đầu và cho là bí mật kinh doanh, nên chúng tôi không thể truy xuất được nguồn gốc. Không khai thác được thêm thông tin gì từ ông, chúng tôi đành tìm đến những quán ăn do chính các ông chủ người Đức mở quán có đầy đủ bảng hiệu tên tuổi và chỉ nhận được cái lắc đầu khi hỏi về nguồn gốc.

 {keywords}
"Xúc xích được mua ở VN không phải hàng nhập khẩu" - cô chủ nhỏ bán xúc xích Đức trên đường Đinh Tiên Hoàng tiết lộ - Ảnh: QH

Không bỏ cuộc, chúng tôi gõ cửa chủ nhà hàng nằm trên đường Đinh Tiên Hoàng có biển quảng cáo thực phẩm Đức chính gốc là điểm hẹn quen thuộc của nhiều khách Tây cũng như thực khách Việt. Tiếp chúng tôi, “cô chủ nhỏ” - quản lý quán người Việt tiếp chuyện, vì ông chủ Tây đã đi du lịch Bali (Inđonesia). Đi thẳng vào vấn đề cây xúc xích được mua hay nhập, cô chủ nhỏ ngần ngại nhưng thẳng thắn trả lời được mua ở Việt Nam không phải là hàng nhập khẩu. Và nhấn mạnh xúc xích được bán ở đây, được đặt hàng duy nhất tại một đầu mối sản xuất theo đúng yêu cầu của nhà hàng. Nhưng khi được đề nghị cho xem nhãn hàng hóa bao bì liền nhận được lời từ chối, vì cho rằng không thuộc thẩm quyền.

Trong câu chuyện đi tìm nguồn gốc của cây xúc xích Đức, chúng tôi được một anh Tây chính hiệu kể cho nghe câu chuyện bỏ bạn ăn cắp nghề, rồi anh đúc kết: Người ta nghèo khó mới làm vậy, khi đủ ăn không ai tìm cách bần tiện.

Xúc xích là món ăn cổ truyền của Đức từ rất xa xưa, cách chế biến nhồi thịt vụn vào ruột heo để giữ được lâu. Thì ngày nay xúc xích tươi của Đức khi chế biến tuyệt nhiên không nấu chín tiệt trùng, không chất bảo quản và được chế biến từ thịt heo, bò hay gà tươi sống kết hợp loại muối riêng biệt chỉ dành cho sản xuất xúc xích, gia vị là các hoại hoa quả tự nhiên để tạo mùi tuyệt đối không dùng mì chính (bột ngọt).

Cách làm nhồi thịt xay thô dắt mỡ trộn với nhũ tương (một loại thịt xay rất nhuyễn) tạo độ kết dính cho xúc xích. Khi ăn sẽ cảm nhận được mùi thơm nhẹ của tiêu, tỏi, một chút béo ngậy vừa phải của mỡ trong thịt, đặc biệt là vị ngọt của thịt vừa chín tới.

(Theo MTG)