Đoàn Mạnh Tuấn được cho là người đã đưa mô hình đào tiền ảo Robomine từ Anh Quốc về Việt Nam. Trong các buổi hội thảo, hội nghị, họp zoom online đông người do Tuấn tổ chức, Tuấn luôn giới thiệu mình là người có học vấn, hiện đang quản lý quỹ IDJ.

"Mình tên thật là Đoàn Mạnh Tuấn, sinh năm 1983. Mình đang quản lý quỹ IDJ chỗ anh Trần Trọng Hiếu. Trụ sở chính quỹ của mình là tòa nhà Grand Plaza, bên mình mới mua lại cách đây 4 năm", Đoàn Mạnh Tuấn, người giới thiệu mô hình Robomine, nói: "Tôi đi học ở New Zealand từ 2002 - 2004. Đến năm 2010 tôi về Việt Nam thì gặp anh Trần Trọng Hiếu ở quỹ IDJ Group thì anh Hiếu mới cử tôi đi học về blockchain".

{keywords}
Đoàn Mạnh Tuấn được cho là người đã đưa mô hình đào tiền ảo Robomine từ Anh Quốc về Việt Nam.

Tuy nhiên, trong văn bản trả lời phóng viên VTV mới đây, ông Trần Trọng Hiếu (Chủ tịch Công ty Cổ phần Tập đoàn IDJ) khẳng định Đoàn Mạnh Tuấn chưa bao giờ là nhân viên của IDJ, ông không cử Tuấn đi học và cũng không tham gia đầu tư tiền ảo nào cùng với Tuấn. Việc Đoàn Mạnh Tuấn mạo danh quỹ IDJ, ông Hiếu đã có công văn tố cáo tới cơ quan công an.

Không chỉ mạo nhận là người của quỹ IDJ để lôi kéo người tham gia vào mô hình tiền ảo Robomine, Đoàn Mạnh Tuấn còn liên tục khoe việc mình có hàng trăm tỷ đồng từ việc đào Bitcoin.

"Năm đầu tiên anh em chúng tôi thu về gần 800 tỷ đồng. Đào Bitcoin 4 xưởng, 8.200 máy. Chu kỳ đầu tư 2015 - 2018, tôi chốt lời với 80 nhà đầu tư là 2.400 tỷ", Đoàn Mạnh Tuấn, người giới thiệu mô hình Robomine, nói.

Cao trào nhất là vào tháng 1/2021, Đoàn Mạnh Tuấn cùng nhóm môi giới của Robomine đã tổ chức khai trương rầm rộ Học viện Blockchain Acadamy. Tuy nhiên cái gọi là học viện này lại chính là Trung tâm đào Blockchain Acadamy đã bị Viện khoa học giáo dục và Môi trường ra quyết định giải thể 6 tháng trước.

Khai trương rầm rộ một trung tâm đã giải thể, thậm chí còn mời cả những người có học vị cao như Tiến sĩ Phan Quốc Việt đảm nhận chức danh Chủ tịch Học viện, để đào tạo, hướng dẫn những người tham gia đầu tư tiền ảo Robomine. Điều này đã khiến cho không ít người thêm tin tưởng mà rót tiền vào đồng tiền ảo này.

{keywords}
 

"Xây dựng hệ thống, điều kiện bạn phải có 500 Đô. Để ăn xuống dưới bạn phải có kiềng 3 chân. Bạn đủ kiềng 3 chân thì ăn 100% của F1", ông Phan Quốc Việt, Chủ tịch Học viện Blockchain Acadamy tự xưng, nói.

"Nó giới thiệu về dự án về thì mọi người chưa chắc chắn lắm, nhưng khi khai trương Học viện khiến mọi người có cảm giác tin tưởng. Vì khi thành lập Học viện, Tiến sĩ Việt đứng tên ra, mở ra Học viện đấy, do đó mọi người tin tưởng đầu tư vào rất là nhiều", người tham gia vào Robomine chia sẻ.

Theo luật sư, Đoàn Mạnh Tuấn và những môi giới của Robomine đang có dấu hiệu của việc sử dụng công nghệ cao để lừa đảo và chiếm đoạt tài sản, theo điều 290 của Bộ luật Hình sự sửa đổi bổ sung 2017. Khi ngay từ ban đầu, Đoàn Mạnh Tuấn đã đưa ra những thông tin không đúng sự thật về bản thân và mô hình tự xưng là ngân hàng số Robomine.

"Đây đều là những phương thức thủ đoạn nhằm phát triển hệ thống nhanh nhất, thu lời bất chính và chiếm đoạt được tiền của người nhiều người trên diện rộng trong một thời gian ngắn nhất. Đây là một dạng mới của tội phạm công nghệ cao", Luật sư Nguyễn Thế Truyền, Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh, nhận định.

Hiện nay, một số người tham gia mô hình Robomine đã làm đơn tố cáo tới các cơ quan chức năng.

(Theo VTV)

Lừa tiền điện tử: Giới thiệu 'thợ đục sàn' khiến nhiều người tin tưởng cơ hội 'đổi đời'

Lừa tiền điện tử: Giới thiệu 'thợ đục sàn' khiến nhiều người tin tưởng cơ hội 'đổi đời'

Các sàn giao dịch tiền điện tử dùng chiêu thức giới thiệu về các “chuyên gia đọc lệnh”, “đại tỷ tỉa nến”, “thợ đục sàn”…. theo cách người thật – việc thật, nên người chơi ngày càng tin tưởng vào cơ hội “đổi đời”.