Cụ thể, thời gian nghỉ trong ngày của người lao động vẫn giữ nguyên, tức là 30 phút ban ngày và 45 phút ban đêm.

Thời gian người lao động nghỉ ít nhất là 1 ngày/tuần và 4 ngày/tháng.

{keywords}
Ảnh minh họa

Với ngày nghỉ hàng năm, theo quy định tại Điều 111, người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

- 14 đến 16 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật.

Số ngày nghỉ sẽ tăng 1 ngày sau mỗi 5 năm. 

Đặc biệt, nếu người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng trong năm sẽ tính theo số tháng đã làm. Người lao động được thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ (không nghỉ phép).

Đối với dịp lễ, Tết, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội mở rộng khung thỏa thuận về giờ làm tối đa, điều chỉnh tuổi nghỉ hưu, thời gian nghỉ Tết âm lịch. Đặc biệt, nội dung có nêu bổ sung 1 ngày nghỉ lễ: Tri ân người có công 27/7 dương lịch.

Việc bổ sung 1 ngày nghỉ lễ: Ngày tri ân người có công (ngày 27 tháng 7 dương lịch) sẽ được hiện thực hóa khi Quốc hội bổ sung nội dung mới này vào Bộ Luật Lao động 2012.

Sau Tết Nguyên đán, người lao động sẽ được nghỉ tổng cộng 8 ngày dịp giỗ Tổ Hùng Vương và 30/4-1/5.

Đối với việc riêng, người lao động được nghỉ 3 ngày để lo việc cưới xin, ma chay và được nghỉ 1 ngày nếu con cái kết hôn.

(Theo Tổ quốc)