Bạn đọc hỏi: Có Luật nào quy định cụ thể về mức thưởng và chế độ thưởng dịp Tết hay không?

Kỷ lục thưởng Tết 2019: Đỉnh cao 1,17 tỷ đồng

Ép nhân viên đi làm dịp Tết Dương: Bị phạt 15 triệu

Tiền thưởng Tết là vấn đề quan tâm hàng đầu của người lao động mỗi dịp cuối năm. Hiện chưa có văn bản nào quy định một cách cụ thể việc thưởng Tết, mà chỉ đưa theo nguyên tắc “mở”, để người lao động và chủ sử dụng lao động thỏa thuận với nhau.

Đối với người lao động, tại điều 103 của Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về tiền thưởng như sau: Tiền thưởng là khoản tiền mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hằng năm và mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Quy chế thưởng do người sử dụng lao động quyết định và công bố công khai tại nơi làm việc sau khi tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở.

{keywords}
Lao động tại doanh nghiệp mong tiền thưởng dịp Tết.

Còn với nhóm đối tượng cán bộ, công chức, tại khoản 2, điều 12 của Luật Cán bộ, công chức năm 2008, quy định về tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau: Được hưởng tiền làm thêm giờ, tiền làm đêm, công tác phí và các chế độ khác theo quy định của pháp luật.

Đối với viên chức, tại khoản 3, điều 12 của Luật Viên chức năm 2010 có quy định đối với tiền lương và các chế độ liên quan đến tiền lương như sau: Được hưởng tiền thưởng, được xét nâng lương theo quy định của pháp luật và quy chế của đơn vị sự nghiệp công lập.

Đối với tiền thưởng của người lao động trong các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn, tại điều 8, Nghị định số 51/2016/NĐ-CP có quy định như sau: Quỹ tiền thưởng của người lao động được trích từ quỹ khen thưởng, phúc lợi của công ty theo quy định của Chính phủ. Tiền thưởng của người lao động được thực hiện theo quy chế thưởng của công ty.
 
Do vậy, từ góc độ luật pháp, những quy định nêu trên cho thấy, việc chi tiền thưởng thưởng cho công chức, viên chức và người lao động là quyền của người sử dụng lao động, đồng thời phải căn cứ vào quy chế của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và kết quả sản xuất - kinh doanh hằng năm của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp cũng như mức độ hoàn thành công việc của người lao động.

Đối với doanh nghiệp, thời gian để được tính thưởng Tết cũng tùy thuộc loại hình hợp đồng lao động hoặc cộng dồn thời gian học việc, thử việc... Các hình thức thưởng khác mà doanh nghiệp có thể áp dụng như thưởng bằng hiện vật hoặc thưởng bằng chính sản phẩm của doanh nghiệp.

Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội cho biết: “Hiện nay, tiền thưởng Tết không phải là bắt buộc, chỉ có quy định về nguyên tắc thưởng phần năng suất lao động tăng thêm. Thưởng Tết phụ thuộc vào khả năng doanh nghiệp và đưa vào thỏa ước lao động tập thể. Nếu doanh nghiệp làm ăn phát đạt, tiền thưởng Tết có ý nghĩa là tạo ra động lực cho người lao động tích cực làm việc”.

Còn ông Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Quan hệ lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam) cho rằng: Quy định trong luật hiện hành chỉ ghi chung là tiền thưởng. Thực tế 90% doanh nghiệp vẫn thực hiện thưởng Tết, tuy nhiên việc thưởng ít hay nhiều phụ thuộc vào tình hình kinh doanh. Sắp tới khi sửa Luật Lao động nên quy định cụ thể tiền thưởng Tết và tiền ăn ca.
 
(Theo Báo Tin tức)

Chê thưởng Tết ít: Nhân viên đồng loạt nghỉ việc, lời cảnh báo ông chủ

Chê thưởng Tết ít: Nhân viên đồng loạt nghỉ việc, lời cảnh báo ông chủ

27% nhân viên sẽ nghỉ việc nếu không được thưởng Tết đúng như mong đợi; 55% lựa chọn sẽ cùng đồng nghiệp kiến nghị công ty phải thưởng Tết 2019.

Thưởng Tết: Người thưởng cao, kẻ bị ‘xù’ lương

Thưởng Tết: Người thưởng cao, kẻ bị ‘xù’ lương

Ở Bình Dương, những năm qua, nhiều công ty “ăn nên làm ra” chi tiền thưởng tết lớn cho người lao động. Tuy nhiên, một số công ty thưởng ít, thậm chí không thưởng khiến công nhân thấp thỏm chờ đợi.