Cuộc chiến thương mại leo thang, căng thẳng tại Trung Đông tiềm ẩn rủi ro lớn, mâu thuẫn giữa phương Tây và Nga chưa có dấu hiệu giảm nhiệt. Những bất ổn trên thế giới đang đe dọa tới thị trường tài chính và dòng vốn toàn cầu.

Tài chính toàn cầu rúng động

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam đang trải qua một tháng tồi tệ nhất trong vòng 2 năm qua, với những phiên giảm 30-40 điểm, bốc hơi hàng chục tỷ USD trong  khoảng thời gian rất ngắn.

Cơn ác mộng trên đỉnh khiến TTCK Việt chứng kiến những phiên giảm điểm nhanh và mạnh hơn những “sự cố Bầu Kiên” hay tin đồn Trần Bắc Hà. Trong phiên 19/4, chỉ số VN-Index giảm 43,93 điểm (-3,86%) xuống 1.094,63 điểm. Chỉ số VN30 giảm 4,45%. Trong phiên 23/4, VN-Index cũng mất hơn 43 điểm. Mỗi phiên như vậy, thị trường bốc hơi khoảng 5-6 tỷ USD.

Trên thế giới, các TTCK cũng biến động khôn lường, nhiều phiên giảm điểm mạnh. Trong phiên 24/4, chỉ số Dow Jones của Mỹ mất hơn 400 điểm vì nỗi lo lợi suất trái phiếu. Các chỉ số khác cũng giảm điểm mạnh. 

{keywords}
 

Trong những tháng đầu năm 2018, chứng khoán Mỹ được xem là “tàu lượn”, biến động trong 4 tháng lên xuống mạnh hơn cả năm 2017. Chỉ số tầm rộng S&P 500 tăng giảm mạnh hàng chục lần. Đầu tháng 2, chỉ số Dow Jones mất hơn 1.000 điểm hai lần chỉ trong vài ngày - mức giảm điểm mạnh nhất từ trước tới nay.

Hôm 23/3, chỉ số công nghiệp Dow Jones giảm tới hơn 720 điểm, mất mốc 24 ngàn điểm do giới đầu tư lo ngại chiến tranh thương mại với Trung Quốc. Khi đó, chính phủ của ông Donald Trump đã chỉ thị cho văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ lập một danh sách thuế quan đối với các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc lên đến 60 tỷ USD. Chính sách thuế sẽ nhắm tới các mặt hàng công nghệ nhạy cảm mà chính phủ Donald Trump coi là quan trọng đối với nền kinh tế Mỹ trong những năm tới.

TTCK thế giới nói chung và giới tỷ phú USD toàn cầu cũng chịu tác động rất mạnh. Trong phiên 24/4, ông chủ Amazon Jeff Bezos chứng kiến tài sản bốc hơi gần 4,6 tỷ USD xuống chỉ còn 122 tỷ USD do cổ phiếu giảm giá mạnh. CEO Facebook Mark Zuckerberg cũng chứng kiến tài sản giảm hơn 2,5 tỷ USD, hai nhà sáng lập Google Larry Page và Sergey Brin giảm 2 tỷ USD.

Từ tháng 2 tới giờ, các chỉ số chứng khoán chủ chốt trên thế giới như Nikkei 225 của Nhật, Kospi của Hàn Quốc, Shaghai Composite của Trung Quốc và Hang Seng của Hong Kong,... cũng nhiều lần giảm mạnh hơn 3% theo những biến động bất thường trên thị trường tài chính thế giới và Mỹ.

Cuộc chiến thương mại và dòng vốn thế giới

Những biến động mạnh trên TTCK và tài chính thế giới gần đây một phần do chứng khoán toàn cầu hồi phục mạnh trong năm 2017 và đầu 2018. Giới đầu tư kỳ vọng vào sự hồi phục mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới. 

{keywords}
Mỹ và Trung Quốc vẫn chưa hết căng thẳng thương mại

Song, căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc và sự mâu thuẫn giữa Nga và Mỹ đang đe dọa tới triển vọng của kinh tế thế giới. Sự thất thường của Tổng thống Mỹ Donald Trump với hàng loạt các vụ tấn công vào tập đoàn lớn như Amazon, Boeing, GM,... khiến giới đầu tư lo ngại.

Tác động lớn mạnh nhất tới TTCK thế giới có lẽ những lệnh trừng phạt và kế hoạch trừng phạt Trung Quốc mà chính quyền Donald Trump đưa ra thời gian gần đây với những cáo buộc liên qua tới việc đánh cắp sở hữu trí tuệ của các công ty Mỹ. Và ngược lại, là những lần trả đũa của Trung Quốc và triển vọng u ám giữa 2 nước.

Trong một động thái trả đũa, Trung Quốc cũng áp thuế 179% lên cao lương của Mỹ, cáo buộc rằng Mỹ cố tình bán nông sản này với giá thấp hơn nhiều so với giá trị thực ở Trung Quốc.

Sự thay đổi chính sách đột ngột của ông Trump khiến các thị trường trở nên bất định và rủi ro đối với các khoản đầu tư. Đó là những tuyên bố thay đổi liên tục, lúc là một cuộc đối đầu gay gắt như sắp xảy ra chiến tranh thương mại, rồi sau đó là đình chiến, có lúc thì tuyên bố sẽ trở lại Hiệp định TPP sau tuyên bố rút lúi trước đó và kiên quyết thực thi chính sách bảo hộ thương mại,...

Trong một bài viết trên Twitter ngày 16/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã cáo buộc Nga và Trung Quốc phá giá đồng tiền trong khi Mỹ tăng lãi suất và cho rằng điều này là không thể chấp nhận được. Ông Trump cho rằng, Mỹ có thể đánh “tổng lực” vào hàng hóa Trung Quốc.

Theo dự báo của một chuyên gia nổi tiếng, Mark Mobius, quản lý quỹ 700 tỷ USD, chứng khoán Mỹ sẽ có đợt điều chỉnh 30%, xóa sạch lợi nhuận trong 2 năm qua.

Tại Việt Nam, rủi ro chứng khoán điều chỉnh cũng có sau khi chỉ số VN-Index tăng 130% kể từ mức đáy vào năm 2016 đến mức kỷ lục hôm 6/4.

{keywords}
 

Tuy nhiên, theo một đánh giá của SSI, trái với những bất ổn kinh tế thương mại và địa chính trị trên thế giới, dòng vốn ngoại vẫn liên tục rót vào một số nước trong đó có Thái Lan và Nam Phi, vì vậy Việt Nam cần những yếu tố hấp dẫn hơn để thu hút dòng vốn nước ngoài.

Báo cáo của SSI cho biết, rủi ro chiến tranh thương mại leo thang là rõ ràng và được đề cập từ tháng 2. Trên thực tế, trong tháng 3 và đầu tháng 4, căng thẳng Mỹ - Trung đã được đẩy cao với việc Mỹ tăng thuế đánh vào 50 tỷ USD hàng hóa nhập từ Trung Quốc, chủ yếu là hàng điện tử, công nghệ. Trung Quốc cũng đã trả đũa.

Trong một động thái gần nhất, Mỹ đã cấm doanh nghiệp trong nước bán linh kiện cho Công ty ZTE, một doanh nghiệp sản xuất thiết bị viễn thông Trung Quốc, trong 7 năm. Quyết định này được có thể gây thiệt hại lớn cho ZTE, bởi các công ty Mỹ được cho là cung cấp khoảng 25-30% linh kiện sử dụng trong thiết bị của ZTE, bao gồm các sản phẩm điện thoại thông minh và thiết bị mạng viễn thông. 

Trong vài ngày gần đây, quan hệ Mỹ - Trung đã bớt căng thẳng. Đồng USD tăng mạnh trở lại. Giới quan sát kỳ vọng Washington và Bắc Kinh sẽ đàm phán để tìm giải pháp để tránh dẫn tới một cuộc chiến thương mại không có lợi cho cả 2 phía.

Trong khi ông Trump đe dọa áp thuế lên số hàng hóa trị giá 150 tỷ USD nhập khẩu từ Trung Quốc để trừng phạt Bắc Kinh vì “chính sách công nghiệp kiểu cướp đoạt và lạm dụng tài sản trí tuệ của Mỹ” thì Trung Quốc có hàng loạt cuộc gặp với đại sứ nhiều quốc gia châu Âu - đồng minh của Mỹ - để để nghị sát cánh cùng chống lại bảo hộ mậu dịch Mỹ.

Một cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Các bên vẫn đang tìm cách để hóa giải những mâu thuẫn và căng thẳng để tránh một cuộc đối đầu tệ hại. Mỹ hiện không còn được đánh giá ở thế áp đảo so với Trung.

V. Hà

Tổng thống Trump quyết định rút lui, thế mạnh Việt Nam gặp khó

Tổng thống Trump quyết định rút lui, thế mạnh Việt Nam gặp khó

Một số nước thậm chí sẵn sàng vi phạm quy định của WTO để bảo hộ sản xuất trong nước. Điều này khiến quả vải thiều, cho đến tôm, cá tra,... đều có thể bị ảnh hưởng mạnh.

Putin - Trump đối đầu: Tên lửa sẵn sàng, cơn chấn động lan rộng

Putin - Trump đối đầu: Tên lửa sẵn sàng, cơn chấn động lan rộng

Những diễn biến mới nhất từ căng thẳng chính trị giữa Mỹ và Nga đã khiến cho nền kinh tế đang đứng trước những nỗi lo. Đặc biệt, giới nhà giàu sẽ bị ảnh hưởng bởi giá xe hơi hạng sang có nguy cơ tăng giá.

Donald Trump viết lại luật chơi: Một quyết định cả thế giới lo ngại

Donald Trump viết lại luật chơi: Một quyết định cả thế giới lo ngại

Cú đảo chiều lịch sử, viết lại luật chơi trên thị trường tự do của Tổng thống Mỹ Donald Trump làm dấy lên lo ngại về một cuộc chiến thương mại. Giới đầu tư nín thở trước một cuộc chiến không mong đợi.

Donald Trump rút lui và lời đáp trả không thể đảo ngược

Donald Trump rút lui và lời đáp trả không thể đảo ngược

Tổng thống Donald Trump tuyên bố rút lui nhưng nỗ lực của 11 nước thành viên, trong đó có Việt Nam, đã là câu trả lời khẳng định về xu thế không thể đảo ngược. 

Một quyết định của Donald Trump: Tỷ phú Việt lập tức bị chấn động

Một quyết định của Donald Trump: Tỷ phú Việt lập tức bị chấn động

Những chuyển biến trong chính sách của Tổng thống Donald Trump có thể ảnh hưởng trực tiếp tới những doanh nhân giàu có trên thị trường chứng khoán.