Những hành vi lừa đảo, giả mạo ngân hàng có thể là những email, hoặc tin nhắn qua điện thoại, với tên người nhắn là tên ngân hàng, hoặc các cuộc điện thoại từ người tự nhận là nhân viên ngân hàng. 

Những đối tượng này thường yêu cầu cung cấp thông tin về tên đăng nhập và mật khẩu của tài khoản ngân hàng, hoặc truy cập vào các đường link mà các đối tượng gửi đến. Mục đích là chiếm đoạt thông tin của người dùng và tiến tới là rút tiền trong tài khoản. Tình trạng này xảy ra khá nhiều trong thời gian gần đây. 

{keywords}
Tin nhắn giả mạo ngân hàng gửi đến khách hàng.

Những tin nhắn giả mạo gửi đến khách hàng cùng hiển thị như tin nhắn mà ngân hàng gửi đến biến động số dư, trong đó nội dung là cảnh báo tài khoản bị tiêu dùng ở nước ngoài, sau đó yêu cầu xác minh bằng cách truy cập đường link, đó chính là đường link giả mạo. Các ngân hàng xác nhận không có chuyện yêu cầu khách hàng cung cấp tên đăng nhập, password và mã OTP.

"Nhiều ngân hàng đã có những website public, đơn giản là họ copy, sau đó lập website giả mạo. Từ website giả mạo đó, họ lừa người sử dụng", ông Dư Xuân Vũ, Giám đốc khối công nghệ, Ngân hàng TMCP Phương Đông, cho biết.

{keywords}
Người dân cần nâng cao nhận thức để bảo mật thông tin của mình, khi vào trang web ngân hàng nên tự mình gõ đường dẫn, tuyệt đối không nhấp vào link lạ.

Theo các chuyên gia về công nghệ, lỗ hổng tin nhắn có thể đến từ chính điện thoại của khách hàng hoặc là khâu trung gian cung cấp dịch vụ tin nhắn.  

Ngoài ra, người dân cần nâng cao nhận thức để bảo mật thông tin của mình, vì nếu rủi ro xảy ra thì chính khách hàng phải chịu trách nhiệm đầu tiên; không nên tin tưởng bất cứ điều gì trên không gian mạng mà cần tự mình kiểm chứng, xác thực thông tin và khi vào trang web ngân hàng nên tự mình gõ đường dẫn, tuyệt đối không nhấp vào link lạ. 

(Theo VTV)