- Một trong những cái khó nhất của các Hợp tác xã (HTX) khi phát triển sản xuất kinh doanh và nhất là khi chuẩn hóa để kinh doanh theo chuỗi liên kết chính là thiếu vốn. Nhìn rộng ra là thiếu một cơ chế tạo vốn cho khu vực kinh tế hợp tác.

Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (VCA) đang khởi động chương trình hình thành 500 chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh lớn trên cả nước tập trung theo chuỗi sản phẩm và chuỗi thị trường. Đây là chương trình lớn có tác động mạnh mẽ đến phát triển của khu vực kinh tế hộ, tổ liên kết và nhất là HTX. Để liên kết thành công, ngoài việc thiết lập được chuỗi giá trị nhằm tạo được sản phẩm tốt, phát triển được thị trường tiêu thụ thì một yếu tố không thể bỏ qua là nâng cao năng lực của mỗi HTX tham gia chuỗi liên kết. Tuy nhiên, cái khó nhất hiện nay chính là vốn.

Chỉ 1% được tiếp cận vốn

Theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Phó Chủ tịch VCA, tính đến cuối 2017, cả nước có 20.092 HTX. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 1% có thể tiếp cận vốn ngân hàng. Đây là 1 tỷ lệ khó tin cho khu vực kinh tế được xác định là quan trọng với hàng trăm ngàn tổ liên kết, hàng vạn HTX và hàng triệu lao động.

Thực tế, dù đã có rất nhiều chương trình tín dụng mà các HTX thuộc đối tượng được thụ hưởng nhưng việc vay được đồng vốn cũng rất gian nan.

Theo đại diện VCA thì các chương trình tín dụng tam nông, cho vay hỗ trợ giảm tổn thất sau thu hoạch thì việc tiếp cân rất khó. Tín dụng tam nông quy định HTX được vay tín chấp đến 2 tỷ đồng. Tuy nhiên, tính đến cuối 2016 dự nợ nhóm đối tượng này chỉ 70 tỷ đồng, hay như cho vay hỗ trợ giảm tổn thất chỉ có 8,9 tỷ đồng so với con số hàng chục ngàn HTX nông nghiệp và chế biến kinh doanh nông sản.

Trong khi đó, vốn vay quá nhỏ bé gần như không đang kể thì khả năng tự lưc vốn sản xuất kinh doanh của các HTX ở dưới mức 20%. Phần lớn trong đó là vốn ngắn hạn và 1 phần cho trung hạn. Chính vì thế, vốn thực sự đang trở thành điểm nghẽn lớn nhất cho khu vực kinh tế này. Đặc biệt, vốn ưu đãi dài hạn cho việc đầu tư các nền tảng hạ tầng lớn, đầu tư công nghệ phát triển chuyên sâu và cao cấp... rất hạn hẹp.

{keywords}
 Một trong những cái khó nhất của các Hợp tác xã khi phát triển sản xuất kinh doanh và nhất là khi chuẩn hóa để kinh doanh theo chuỗi liên kết chính là thiếu vốn.

Khó tiếp cận vốn là bài toán lớn cho các DN, hộ gia đình và HTX không phải là ngoại lệ khi phần lớn các HTX không có tài sản thế chấp để vay vốn, nếu có thì giấy tờ  chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản trên đất chưa đảm bảo pháp lý, không đủ điều kiện tiếp cận vốn.

Trong khi đó, nhiều HTX còn chưa có khả năng xây dựng phương án kinh doanh, dự án đầu tư khả thi và hiệu quả vay vốn từ các tổ chức tín dụng mà phải dựa vào tư vấn hay thuê dịch vụ.

Thực tế thiếu vốn trong khu vực này đã được xác định là điểm nghẽn lớn nên nên yêu cầu  bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế tập thể đặc biệt là chính sách tài chính - tín dụng đã được xác định là một mấu chốt để đổi mới, phát triển kinh tế HTX trong giai đoạn mới.

Tập trung vốn nhỏ, gọi nguồn vốn lớn

Thực tế, để tạo nguồn hỗ trợ vốn cho HTX, Nhà nước đã cho hình thành hệ thống quỹ hỗ trợ vốn cho HTX. Từ cuối 2017, Quỹ hỗ trợ phát triển HTX thuộc Liên minh Hợp tác xã Việt Nam ra đời và cùng với đó là 43 Quỹ trực thuộc Liên minh Hợp tác xã cấp tỉnh, thành phố.

{keywords}
Để tạo nguồn hỗ trợ vốn cho HTX, Nhà nước đã cho hình thành hệ thống quỹ hỗ trợ vốn cho HTX. 

Đến cuối 2017, quỹ Trung ương có vốn điều lệ 100 tỷ, nếu tính cả vốn các quỹ tích luỹ thì chỉ có 136 tỷ đồng. Bên cạnh đó, 43 quỹ địa phương, tổng số vốn điều lệ nguồn từ ngân sách là 765 tỷ đồng; tính cộng cả vốn khác thì cũng chỉ 1.528 tỷ đồng.

Từ nguồn vốn ban đầu này, đến hết năm 2017, quỹ thuộc VCA đã cho vay 107 dự án đầu tư tại 35 tỉnh với doanh số cho vay theo hợp đồng là 235,7 tỷ đồng, dư nợ 96 tỷ đồng. Ở các địa phương, các quỹ đã cho vay ngắn hạn và trung dài hạn với tổng số  5.730 lượt HTX và 607.837 lượt tổ hợp tác, thành viên, người lao động. Tổng doanh số cho vay là 10.437 tỷ đồng; dư nợ là 1.314 tỷ đồng.

Khảo sát từ các đối tượng được thụ hưởng cho thấy, từ vốn nguồn vốn vay này các đơn vị đều gia tăng doanh thu, lợi nhuận và tạo thêm nhiều việc làm lao động. Từ thực tế này, VCA cho rằng, nguồn vốn ban đầu rất có ý nghĩa để là thay đổi kết quả kinh doanh và phát triển quy mô và định hướng phát triển HTX trong dài hạn. Hơn thế, được vay vốn, đồng nghĩa với việc các HTX phải hoạt động minh bạch và chuẩn mực hơn. Nhờ đó, không chỉ năng suất, chất lượng và hiệu quả của đầu tư vốn được thể hiện rõ ràng mà còn giúp HTX nhìn rõ hơn định hướng phát triển trong tương lại khi gắn với đồng vồn tín dụng.

Hiệu quả đồng vốn ban đầu đã thấy rõ. Nhưng trước nhu cầu vốn lớn và đòi hỏi phát triển mạnh mẽ trong tương lai việc chuẩn hóa, thống nhất và nâng cao mở rộng quy mô dòng vốn này là cấp thiết.

Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ trong kết luận làm việc mới đấy với VCA đã chỉ đạo VCA nghiên cứu đổi mới mô hình Quỹ Hỗ trợ phả triển hợp tác xã để tăng huy động vốn từ thị trường, liên kết thống nhất cơ chế hoạt động của hệ thống quỹ từ TW đến địa phương.

Hiện nay, VCA đang trong quá trình hoàn thiện và đổi mới hệ thống quỹ nhằm hướng tới một hệ thống quỹ nhất quán về mặt tổ chức, tài chính từ Trung ương đến địa phương. Hệ thống quỹ  hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm, bảo toàn vốn... tạo điều kiện cho HTX tiếp cận vốn tín dụng tốt hơn từ đó mở rộng sản xuất, gia tăng quy mô, Đặc biệt từ nguồn vốn này sẽ có có điều kiện vay thêm các nguồn vốn khác.

Để tạo nguồn cho quỹ, trước hết Nhà nước cần đầu tư nguồn lực để nâng cao năng lực của các quỹ từ TW đến địa phương. Bên cạnh đó, cho phép hệ thống quỹ tiếp cận nguồn lực từ thị trường, hỗ trợ vốn thông qua uỷ thác, trong đó, quỹ Trung ương giữ vai trò đầu mối điều tiết.

Và từ nguồn vốn mối này, VCA sẽ tiếp cận, huy động nhiều hơn với các kênh vốn khác; tạo ra nguồn lực tổng hợp lớn để hỗ trợ hợp tác xã phát triển theo chuỗi hàng hoá, có áp dụng công nghệ cao.

Đông Hà

2017: Bán vốn nhà nước thu về 27.999 tỷ đồng

2017: Bán vốn nhà nước thu về 27.999 tỷ đồng

Tính cả việc bán vốn lần đầu tại Vinamilk (5,4% vốn điều lệ), SCIC đã bán vốn thành công tại 38 doanh nghiệp, giá trị thu được là 21.208 tỷ đồng, gấp 19,1 lần giá vốn, chênh lệch bán vốn thu về 20.102 tỷ đồng.

IPO - thoái vốn lớn nhất từ trước tới nay

IPO - thoái vốn lớn nhất từ trước tới nay

Hàng loạt thương vụ thoái vốn, IPO lớn chưa từng có diễn ra trong năm 2017 với nhiều phiên thành công vượt mong đợi. 

Thủ tướng: Mỗi đồng vốn đầu tư chính là lá phiếu ủng hộ Chính phủ

Thủ tướng: Mỗi đồng vốn đầu tư chính là lá phiếu ủng hộ Chính phủ

Mỗi đồng vốn đầu tư vào nền kinh tế không chỉ đem lại lợi ích cho doanh nghiệp, nhà đầu tư mà cũng chính là lá phiếu ủng hộ đối với Chính phủ... trong nỗ lực cải cách, xây dựng hệ thống hành chính kiến tạo, phục vụ.

Dự án đội vốn 30.000 tỷ: TP. Hồ Chí Minh, 4 bộ chia nhau trách nhiệm

Dự án đội vốn 30.000 tỷ: TP. Hồ Chí Minh, 4 bộ chia nhau trách nhiệm

Vì chưa trình Quốc hội tăng vốn từ 17.000 tỷ lên 47.300 tỷ nên Dự án xây dựng tuyến đường sắt đô thị số 1 TP.HCM, tuyến Bến Thành - Suối Tiên (Metro Bến Thành - Suối Tiên) gặp nhiều khó khăn, vướng mắc.

Bổ sung người mua nhà ở xã hội vào đối tượng được vay vốn ưu đãi

Bổ sung người mua nhà ở xã hội vào đối tượng được vay vốn ưu đãi

Bộ Xây dựng đề nghị, trong năm 2018, Ngân hàng Nhà nước cho những nhà đầu tư và mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng.