Bộ Tài chính trả lời câu hỏi của cử tri Đà Nẵng về lý do nào khiến một cá nhân mua được hơn 30 nhà công sản.

Gia đình lấy nguồn tiền đâu ra 203 tỷ để cứu Vũ nhôm?

Bóc trần Vũ Nhôm: Thâu tóm đất giá rẻ, nhúng tay vào ngân hàng

Cử tri Đà Nẵng đề nghị cần phải xem lại cơ chế quản lý nhà công sản. Tại sao có trường hợp một cá nhân có thể mua được hơn 30 ngôi nhà công sản?

Trả lời cử tri Đà Nẵng tại công văn số 11157 /BTC-QLCS, Bộ Tài chính dẫn hàng loạt quy định pháp luật và cho hay: Nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước chủ yếu được sử dụng vào mục đích quản lý nhà nước và cung cấp dịch vụ công cho xã hội.

Tuy nhiên, theo Bộ Tài chính, do các yếu tố lịch sử và sự thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy trong quá trình sử dụng dẫn đến một số trường hợp thừa, không còn nhu cầu sử dụng.

{keywords}
Vũ "nhôm" mua được tới 30 nhà đất công sản.

Vì vậy, trên cơ sở thí điểm cơ chế sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg ngày 19/01/2007 về việc sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. Theo đó, đối với nhà, đất dôi dư, không có nhu cầu sử dụng sẽ được xử lý theo các hình thức: thu hồi, điều chuyển, bán. 

Đối với nhà, đất được xử lý theo hình thức bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì phải thực hiện theo hình thức bán đấu giá.

Còn việc bán chỉ định chỉ được thực hiện trong một số trường hợp đặc biệt. Đó là chỉ có một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản. Hoạc tổ chức hoặc cá nhân đăng ký mua tài sản trên đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất để sử dụng cho mục đích xã hội hoá. Hoặc bán cho người đang thuê đối với nhà, đất do tổ chức có chức năng cho thuê nhà, đất của địa phương đang quản lý và cho thuê. Hoặc trường hợp đặc biệt do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Bộ Tài chính cho hay: Ngày 31/12/2017, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 167/2017/NĐ-CP quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công (thay thế Quyết định số 09/2007/QĐ-TTg). Theo đó, việc bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định chặt chẽ hơn, chủ yếu là bán đấu giá, trường hợp đặc biệt cần bán chỉ định do Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.

Việc quản lý, sử dụng, xử lý tài sản công là nhà, đất được phân cấp theo hướng tài sản của Bộ, ngành, địa phương nào quản lý thì Bộ, ngành, địa phương đó tổ chức thực hiện việc quản lý, xử lý tài sản theo quy định của pháp luật.

Trong đó, đối với nhà, đất do địa phương quản lý thì việc quyết định bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

"Việc xác định giá bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất của trung ương và địa phương do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, pháp luật đất đai và pháp luật có liên quan", Bộ Tài chính trả lời.

Với các quy định nêu trên, Bộ Tài chính cho rằng việc xử lý tài sản công theo hình thức bán (trong đó có bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất) đã được pháp luật quy định chặt chẽ.

Tuy nhiên, cơ quan này thừa nhận qua công tác thanh tra, kiểm tra của các cơ quan chức năng thời gian vừa qua đã phát hiện một số sai phạm như việc quyết định bán tài sản trên đất, chuyển nhượng quyền sử dụng đất chưa đúng thẩm quyền, hình thức xử lý, việc xác định giá bán chưa phù hợp với quy định, gây thất thoát, lãng phí.

"Đây là những sai phạm ở khâu tổ chức thực hiện và thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc bán tài sản, không phải do cơ chế chính sách; việc xác định cụ thể sai phạm ở bước nào phải do cơ quan thanh tra, kiểm tra và cơ quan điều tra căn cứ hồ sơ của từng vụ việc để có kết luận cụ thể", Bộ Tài chính nêu ý kiến.

Gia đình lấy nguồn tiền đâu ra 203 tỷ để cứu Vũ nhôm?

Gia đình lấy nguồn tiền đâu ra 203 tỷ để cứu Vũ nhôm?

Theo nguyện vọng, ông Phan Văn Anh Vũ muốn Công ty CP xây dựng Bắc Nam nộp 203 tỉ đồng nhưng gia đình chỉ mới nộp 13 tỉ đồng để khắc phục hậu quả.

L.Bằng