Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 bùng nổ và tỷ phú giàu có nhất Việt Nam không phải là người nằm ngoài cuộc chiến khốc liệt này. 

Thần kỳ Myanmar, tham vọng Trung Quốc, nỗi lo lắng Donald Trump

Chỉ hơn 1 năm sau khi khởi công nhà máy VinFast, hình ảnh chi tiết ngoại nội thất về những chiếc xe hơi đầu tiên của tỷ phú USD Phạm Nhật Vượng đã được chia sẻ và bàn luận khắp các diễn đàn. Nếu không có gì thay đổi, hai mẫu SUV và Sedan đầu tiên sẽ được bán vào quý 2/2019.

Giá cả chưa được công bố nhưng hình ảnh xe có nhiều nét giống với các mẫu xe của BMW. Về chất lượng, dù chưa được thử nghiệm và kiểm chứng, nhưng được kỳ vọng khá tốt nhờ vào những đối tác danh tiếng như: Bosch, Magna Steyr, ABB và Siemens.

Giấc mơ ô tô “Made in Vietnam” đang dần thành hiện thực và đây cũng là bước khởi đầu trong lĩnh vực sản xuất cũng như công nghệ của ông Phạm Nhật Vượng.

Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bùng nổ và được xem là một cơ hội đặc biệt cho nhiều quốc gia, doanh nghiệp và cá nhân. Đây là cuộc cách mạng chưa có tiền lệ và có thể làm thay đổi các quốc gia trên thế giới. Mỗi người có thể thành một Google trong tương lai, nó mang đến cơ hội đặc biệt độc đáo cho mọi người như Giáo sư Klaus Schwab - người sáng lập và là Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) nhận định.

Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng được cho là đang đứng trước một cơ hội đột phá. Quyết định dồn sức vào mảng công nghệ cho dù nền tảng kinh nghiệm gần như bằng 0 được xem là một lựa chọn đúng đắn khi mảng bất động sản không phải mãi sinh lời lớn và sẽ thực sự chậm chạm nếu nhìn vào những chuyển động mới chỉ ban đầu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0.

Dấn thân vào công nghệ là con đường ngắn nhất để tập đoàn của tỷ phú Phạm Nhật Vượng phát triển đột phá. Không chỉ sản xuất ô tô, kế hoạch của Vingroup còn có sản xuất các sản phẩm điện thông minh - gia dụng như điện thoại thông minh, tivi thế hệ mới,... Bên cạnh đó là thung lũng Silicon và quỹ đầu tư mạo hiểm 300 triệu USD cho lĩnh vực công nghệ. 

{keywords}
 

Nguồn nhân lực, hạ tầng, cơ chế phát triển, các viện nghiên cứu, các quỹ hỗ trợ... cũng là các công việc đang được triển khai.

Khát vọng vọng lớn nhất của Vingroup được bật mí là tạo ra hệ sinh thái thuận lợi để nuôi dưỡng các điều kiện khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và không đặt mục tiêu chỉ phát triển cho riêng mình.

Cổ phiếu VIC của Vingroup đang tăng trở lại và lây lại được mốc 100.000 đồng/cp. Cổ phiếu VHM của Vinhomes, doanh nghiệp quản lý mảng bất động sản của Vingroup, giảm phiên thứ 4 liên tiếp xuống còn 103.700 đồng/cp.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), áp lực chốt lời giảm và sức cầu tăng vọt đối với một số cổ phiếu trụ cột giúp VN-Index tăng gần 15 điểm. Dòng tiền của khối ngoại bất ngờ quay đầu dồn vào chứng khoán Việt cũng là yếu tố giúp thị trường tích cực.

Nhóm cổ phiếu bất động sản, dầu khí, chứng khoán, bán lẻ tiêu dùng... đều tăng khá mạnh. Một số cổ phiếu đang giúp VN-Index hướng về ngưỡng 1.000 gồm có Vinamilk, Bảo Việt, Petrolimex, Vietcombank, BIDV, Vietinbank, SSI, HPG...

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có cái nhìn tích cực hơn trong các dự báo.

Chứng khoán BIDV (BSC) cho rằng, thị trường bứt phá sau khi tâm lý tích cực của thị trường được củng cố những phiên tích lũy trước, chỉ số tiếp tục trong xu hướng tiến dần về mốc 1000. Nhà đầu tư nên theo dõi những cổ phiếu đang hút dòng tiền mạnh như nhóm ngân hàng, bất động sản và dầu khí.

HSC cho rằng xu hướng ngắn hạn hiện nghiêng một chút về tăng. VN-Index đã vượt qua được đường MA 100 ngày và đây là sự kiện đáng khích lệ. Môi trường vĩ mô tích cực đã giúp cho tỷ giá USD/VND khá ổn định trong những tuần gần đây và giúp cho thị trường chứng khoán Việt Nam ổn định hơn so với các nước châu Á khác. Cho dù vậy, trước mắt tâm lý né tránh rủi ro tại các thị trường mới nổi nói chung cũng ảnh hưởng đến thị trường Việt Nam.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 11/9, VN-index tăng 14,72 điểm lên 985,06 điểm; HNX-Index tăng 0,74 điểm lên 111,43 điểm. Upcom-Index tăng 0,41 điểm lên 51,54 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 240 triệu đơn vị, trị giá 5,1 ngàn tỷ đồng.

V. Hà

Thần kỳ Myanmar, tham vọng Trung Quốc, nỗi lo lắng Donald Trump

Thần kỳ Myanmar, tham vọng Trung Quốc, nỗi lo lắng Donald Trump

Trước một cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 chưa có tiền lệ, có những dự báo cho rằng, châu Á sẽ chiến thắng trong cuộc chiến sáng tạo. Đây là một cơ hội đặc biệt cho nhiều nước nhưng khiến Donald Trump lo lắng.

Trump làm căng, Trung Quốc nóng mặt: Âm thầm nhận 'món quà vô giá'

Trump làm căng, Trung Quốc nóng mặt: Âm thầm nhận 'món quà vô giá'

Tình trạng chảy máu chất xám kết thúc giữa lúc ngành nghiên cứu khoa học ở Trung Quốc bắt đầu tiếp cận những công nghệ với tiềm năng thay đổi thế giới.

Putin ra tay quá nhanh, Donald Trump giật mình bất ngờ

Putin ra tay quá nhanh, Donald Trump giật mình bất ngờ

Trong bối cảnh quan hệ giữa 2 nước ngày càng căng thẳng, hành động này có thể khiến cho Tổng thống Trump giật mình và có những bước đi ứng phó.

Donald Trump thật khó lường: Sau bắt tay nồng ấm, lập tức chọc giận Putin

Donald Trump thật khó lường: Sau bắt tay nồng ấm, lập tức chọc giận Putin

Quan hệ giữa Mỹ và Nga bắt đầu dồn dập căng thẳng ngay sau thời điểm các nhà lãnh đạo của 2 cường quốc: Donald Trump và Vladimir Putin có những tín hiệu nồng ấm chưa từng có.

Donald Trump tung cú đánh mạnh, Trung Quốc lộ 'điểm yếu chết người'

Donald Trump tung cú đánh mạnh, Trung Quốc lộ 'điểm yếu chết người'

Hàng loạt 'điểm yếu chết người' lộ diện khiến giới đầu tư lo ngại Trung Quốc sẽ không thể kiểm soát được tình hình trong bối cảnh tổng thống Mỹ Donald Trump luôn cứng rắn và bất thường.