Sau một thập kỷ phát triển với tốc độ vũ bão, lãi hàng ngàn phần trăm trong vòng 10 năm qua cổ phiếu Vinamilk (VNM) của CTCP Sữa Việt Nam chịu áp lực giảm trong thời gian gần đây.

So với đỉnh cao 170 ngàn đồng/cp (giá điều chỉnh) cách đây khoảng 2 năm, cổ phiếu VNM đã giảm khá nhiều. Hiện đang ở vùng 120-125 ngàn đồng/cp.

Áp lực giảm giá diễn ra trong bối cảnh doanh nghiệp của bà Mai Kiều Liên vẫn có nhiều hoạt động tích cực và kết quả kinh doanh cũng như nhiều danh hiệu tốt.

Doanh nghiệp sữa lớn nhất Việt Nam đang đẩy mạnh mở rộng quy mô với thương vụ đình đám thâu tóm công ty mẹ của thương hiệu sữa Mộc Châu và đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

Theo Bloomberg, hồi giữa tháng 10 vừa qua, Vinamilk lần đầu tiên đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường sữa lớn thứ 2 thế giới với mục tiêu thúc đẩy tăng trưởng. 

{keywords}
Vinamilk tìm đến thị trường Trung Quốc.

Tiềm năng của thị trường tỷ dân của Trung Quốc là rất to lớn, tín hiệu của VNM vào thị trường này cũng khá tốt. Tuy nhiên, đây cũng là một thị trường đầy cạnh tranh,tốn nhiều chi phí thời gian và chưa đựng rủi ro.

Thâu tóm Sữa Mộc Châu cũng là một bước đi táo bạo của Vinamilk. Doanh nghiệp sữa top 50 thế giới này đã bỏ không ít tiền để mua cổ phần tại Công ty cổ phần GTNfoods (GTN) - doanh nghiệp mẹ của Sữa Mộc Châu.

Cho tới thời điểm này, CTCP Sữa Việt Nam đã nắm giữ hơn 43% cổ phần GTN trở thành cổ đông lớn nhất tại GTNfoods. Tính từ đầu năm, cổ phiếu GTN đã tăng khoảng 100%. Nó cũng đồng nghĩa với việc VNM đã phải bỏ ra những khoản tiền rất lớn để mua cổ phần GTN từ nhà đầu tư trong và ngoài nước.

{keywords}
Ra mắt tại Trung Quốc (Ảnh: web VNM)

Tuy nhiên, tất cả còn ở phía trước. Việc xuất khẩu vào thị trường tỷ dân Trung Quốc đã được nhiều doanh nghiệp lớn khác tính đến, trong đó có các doanh nghiệp thủy sản của Việt Nam. Nhưng cho đến này, chưa có nhiều doanh nghiệp bứt phá.

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), trong phiên giao dịch 20/11 chỉ số VN-Index giảm nhẹ. VN-Index vẫn giữ được mốc 1.000 điểm. Một số cổ phiếu blue-chips giảm điểm như Vinamilk, Vietcombank, Techcombank, Vingroup, Sabeco…

Áp lực bán ra tăng cao trong bối cảnh giới đầu tư thận trọng về kết quả cuộc đàm phán thương mại Mỹ-Trung. Tổng thống Donald Trump vừa tuyên bố cho biết sẽ tăng thuế với Trung Quốc nếu không đạt được thoả thuận.

Trong bối cảnh hai nền kinh tế lớn trên thế giới đối đầu, thì một vài nền kinh sẽ hưởng lợi, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, về lâu dài, đây không phải là điều tốt cho bất cứ nền kinh tế nào.

{keywords}
Bà Mai Kiều Liên lèo lái VNM tăng mạnh trong 10 năm qua.

Một số công ty chứng khoán (CTCK) có những cái nhìn khá thận trọng.

Theo MBS, thông tin tốt đối với thị trường là Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đột ngột hạ trần lãi suất xuống 5%/năm (tiền gửi có kỳ hạn từ 1 tháng đến dưới 6 tháng), lãi suất cho vay cũng hạ 0,5% là chất xúc tác tốt cho sự phục hồi của TTCK.

Phiên hồi phục mang nhiều yếu tố kỹ thuật tuy vậy tín hiệu tích cực là khối ngoại đã giảm bán ròng và sự trở lại của nhóm cổ phiếu dẫn dắt. Về kỹ thuật, VN-Index một lần nữa bật lại sau khi chạm ngưỡng tâm lý 1.000 điểm, qua đó tạo nên một vùng hỗ trợ vững chắc. Xu hướng tăng của thị trường vẫn chưa bị ảnh hưởng chừng nào mốc 1.000 điểm chưa bị vị phạm.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 19/11, VN-Index tăng 5,44 điểm lên 1.008,35 điểm; HNX-Index tăng 0,34 điểm lên 105,49 điểm. Upcom-Index tăng 0,1 điểm lên 57,02 điểm. Thanh khoản toàn thị trường đạt 255 triệu đơn vị, trị giá 5,1 ngàn tỷ đồng.

V. Hà