Cổ phiếu Vinhomes của tỷ phú Phạm Nhật Vượng gần đây giảm xuống dưới 80.000 đồng/cp. So với mức hơn 90 nghìn đồng hồi giữa tháng 8, cổ phiếu Vinhomes đã giảm hơn 12%, tương đương vốn hóa giảm 48,3 nghìn tỷ đồng (gần 2,2 tỷ USD).

Sau đợt giảm giá trong hơn tháng qua, vốn hóa của Vinhomes còn gần 348 nghìn tỷ đồng (tương đương khoảng 15,5 tỷ USD). Dù có sự biến động ngắn hạn này nhưng Vinhomes vẫn là một trong 4 doanh nghiệp có vốn hóa trên 10 tỷ USD, gồm Vingroup, Vietcombank, Vinhomes và Hòa Phát.

Trên thị trường chứng khoán Việt Nam, Vinhomes giữ vị trí quán quân về vốn hóa (chỉ sau Vietcombank với vốn hóa 369 nghìn tỷ đồng) và là DN bất động sản lớn nhất cả nước.

Trong thời gian qua, TTCK cũng chứng kiến sự biến động về vốn hoá của tỷ USD Việt Nam. 

Hồi giữa tháng 6, khi VN-Index dồn dập lập đỉnh lịch sử, vốn hoá Vietcombank lại vượt Vingroup trở thành doanh nghiệp có vốn hoá lớn nhất TTCK Việt Nam, với giá trị thị trường có lúc đạt hơn 400 nghìn tỷ đồng.

Vingroup cũng có lúc ghi nhận vốn hóa lên tới trên 19 tỷ USD khi giá cổ phiếu VIC vượt đỉnh cũ hồi giữa tháng 4. Cổ phiếu VIC khi đó đạt kỷ lục trên 130 nghìn đồng/cp. Vốn hóa của VIC khi đó đạt gần 450 nghìn tỷ đồng.

Họ Vingroup hiện còn Vincom Retail vốn hóa lớn trên sàn HOSE với khoảng hơn 3 tỷ USD. Ngoài ra, CTCP Trung tâm Hội chợ Triển lãm Việt Nam (VEF) vốn hóa trên dưới 1 tỷ USD trên thị trường UPCoM.

Gần đây, một số doanh nghiệp tư nhân bứt phá và đạt ngưỡng vốn hóa tỷ USD như Hóa chất Đức Giang và Hoa Sen Group. Cuối 2019, TTCK ghi nhận 31 doanh nghiệp vốn hóa tỷ USD. Tới cuối 2020, con số này là 38 doanh nghiệp. Và hiện tại, số lượng doanh nghiệp có vốn hóa tỷ USD đã lên tới 50 đơn vị.

Đến nay, Vinhomes là đại diện duy nhất trong nhóm bất động sản góp mặt trong danh sách những công ty vốn hóa lớn nhất tại 60 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới của Visual Capitalist. Trong bảng này, Vinhomes đứng trên nhiều doanh nghiệp bất động sản khác. Nhiều doanh nghiệp hàng bất động sản trong danh sách này có vốn hóa chỉ 3-5 tỷ USD.

{keywords}
Tin chứng khoán ngày 21/9: Ông lớn bất động sản số 1 Việt Nam mất 2,2 tỷ USD

Vinhomes có vốn hóa thấp nhiều doanh nghiệp bất động sản trong khu vực như SM Investments của Philippines (vốn 23 tỷ USD), Maybank của Malaysia (24 tỷ USD), PTT PCL của Thái Lan (hơn 30 tỷ USD)...

Gần đây, công ty quản lý quỹ vốn tư nhân lớn nhất nước Mỹ vừa bán cổ phiếu Vinhomes và thu lời hơn 1.000 tỷ sau một năm nắm giữ 

Cụ thể, Viking Asia Holdings II PTE. LTD - tổ chức liên quan tới Công ty quản lý quỹ vốn tư nhân lớn nhất nước Mỹ KKR vừa bán ra thành công 31,96 triệu cổ phiếu Vinhomes (VHM) trong khoảng thời 18/9 cho tới 14/9 khi mà VHM có giá ở mức trên dưới 110.000 đồng/cp.

Với mức giá này, tổ chức đầu tư ngoại này có thể đã thu về gần 3.500 tỷ đồng với mức lãi khoảng hơn 1.000 tỷ đồng sau hơn 1 năm nắm giữ. Hồi tháng 6/2020, 6/2020, tổ chức ngoại liên quan tới KKR đã mua thỏa thuận số cổ phần trên với giá 75.000 đồng/cp. 

{keywords}
Biến động chỉ số VN-Index.

Trước đó, từ ngày 19/8 đến ngày 6/9/2021, công ty mẹ Vingroup cũng đã bán ra gần 100,5 triệu cổ phiếu VHM, thu về khoảng 10.970 tỷ đồng.

Trên thị trường, khối ngoại bán ròng cả chục phiên liên tiếp. Trong 8 tháng đầu năm, các nhà đầu tư nước ngoài bán ròng kỷ lục hơn 46 nghìn tỷ đồng qua kênh khớp lệnh, tương đương hơn 2 tỷ USD đã bị rút ra..

Trong tháng 8, TTCK biến động mạnh. Chỉ số VN-Index phục hồi từ mức đáy tháng 7 lên vùng 1.370 điểm trước khi điều chỉnh trở lại về mức 1.331 điểm (phiên 31/8).

Chỉ số chứng khoán VN-Index ngày 21/9

Trên thị trường chứng khoán (TTCK), giá cổ phiếu sụt giảm trong bối cảnh chứng khoán thế giới đồng loạt giảm mạnh giữa lúc các nhà đầu tư lo lắng thị trường tài chính Trung Quốc chao đảo vì vụ Evergrande.

Chốt phiên sáng 21/9, chỉ số VN-Index giảm 18,19 điểm xuống 1.332,29 điểm. HNX-Index giảm 3,51 điểm xuống 355,37 điểm. Upcom-Index giảm 1,46 điểm xuống 96 điểm. Thanh khoản đạt 18,7 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.

Trong nhóm VN-30, 27 cổ phiếu giảm. Chỉ số Masan đứng giá, Bảo Việt tăng và Thế Giới Di Động tăng nhẹ.

Nhóm cổ phiếu Vingroup của tỷ phú Phạm Nhật Vượng giảm mạnh. Vingroup (VIC) giảm 1.200 đồng xuống 85.500 đồng/cp. Vinhomes (VHM) giảm 2.500 đồng xuống 77.400 đồng/cp. Vincom Retail giảm 1.100 đồng xuống 28.200 đồng/cp.

Sabeco giảm 1.500 đồng xuống 156.800 đồng/cp. Tập đoàn cao su GVR giảm 1.400 đồng xuống 36.000 đồng/cp.

Theo VDSC, trong phiên liền trước, trái ngược sự hưng phấn đầu giờ, nhiều cổ phiếu đảo chiều giảm điểm sau giờ giao dịch làm bất ngờ giới đầu tư. Tác động được cho bởi các cổ phiếu midcap và penny thời gian qua tăng trưởng nóng và bị chốt lời mạnh.

Như vậy, thị trường chứng khoán chưa thể tăng trưởng như kỳ vọng và vẫn đang giao dịch bất ổn. Do đó các nhà đầu tư vẫn phải thận trọng trong việc mua mới và hạn chế tránh mua đuổi các cổ phiếu đã có sự tăng trưởng mạnh trong thời gian qua.

Chốt phiên chiều 20/9, chỉ số VN-Index giảm 2,16 điểm xuống 1.350,48 điểm. HNX-Index tăng 0,9 điểm lên 358,87 điểm. Upcom-Index tăng 0,054 điểm lên 97,45 điểm. Thanh khoản đạt 30,7 nghìn tỷ đồng trên cả 3 sàn.  Riêng sàn HOSE đạt hơn 24,5 nghìn tỷ đồng.

V. Hà

Vào 'game' cùng tỷ phú số 1 Việt Nam, ông lớn Mỹ kiếm đậm 1.000 tỷ

Vào 'game' cùng tỷ phú số 1 Việt Nam, ông lớn Mỹ kiếm đậm 1.000 tỷ

Công ty quản lý quỹ vốn tư nhân lớn nhất nước Mỹ vừa bán cổ phiếu Vinhomes và thu lời hơn 1.000 tỷ sau một năm nắm giữ.