Ngày đầu xét xử giai đoạn 2 đại án Phạm Công Danh, ông Trầm Bê hầu tòa trong khi cả 3 đại gia liên quan gồm Trần Bắc Hà, Trần Quý Thanh, Hứa Thị Phấn đều vắng mặt. Cổ phiếu Sacombank bất ngờ tăng trần, trong khi BIDV tăng mạnh.

Vụ thâu tóm Sacombank đình đám đã tới hồi kết với việc ông Trầm Bê hầu tòa trong phiên xét xử giai đoạn 2 đại án Phạm Công Danh. Kẻ thua cuộc tỷ USD giờ kín tiếng, người thắng cuộc đình đám cách đây vài năm giờ đối mặt lao lý.

Cổ phiếu STB của Ngân hàng Sacombank bất ngờ tăng trần thêm gần 1.000 đồng lên 14.5500 đồng/cp với tổng cộng gần 34 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng, dư mua giá trần còn hơn 1,3 triệu đơn vị. Trước đó, STB là cổ phiếu ngân hàng hiếm hoi tăng giá chậm, trong khi phần lớn các cổ phiếu khác tăng giá mạnh.

Cổ phiếu BIDV cũng tăng mạnh 450 đồng lên 27.850 đồng/cp.

Các cổ phiếu ngân hàng tăng mạnh trong bối cảnh phiên tòa xét xử 1 đại án ngân hàng đang diễn ra. Đại án Phạm Công Danh giai đoạn 2 có sự xuất hiện của ông Trầm Bê, nguyên phó chủ tịch Sacombank, với tư cách bị can.

{keywords}

Ông Trầm Bê (SN 1959, dân tộc Hoa), Phạm Công Danh (1965) cùng Phan Huy Khang (45 tuổi) nguyên là TGĐ Sacombank và 43  đồng phạm khác bị truy tố với tội danh "Cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng".

Với vị thế người thắng cuộc trong cuộc chiến tại Sacombank trước đó, ông Trầm Bê là người giới thiệu cho ông Phạm Công Danh vay 1,8 ngàn tỷ đồng của Sacombank; từ đó tiếp sức cho ông Danh gây thiệt hại cho Ngân hàng Xây dựng (VNCB) 1.836 tỷ đồng.

Trong phiên tòa, ông Trần Bắc Hà mà một số đại gia khác được triệu tập tới tòa với tư cách là người liên quan nhưng vắng mặt, giống như 2 đại gia khác là: bà Hứa Thị Phấn, nguyên chủ tịch NH Đại Tín và ông Trần Quý Thanh, chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát.

Trái với những vụ tin đồn Trần Bắc Hà bị bắt đốt cháy hàng tỷ USD trên thị trường chứng khoán trong các lần trước đó (gần nhất là 9/8/2017), thông tin ông Trần Bắc Hà bị triệu tập đến tòa trong đại án ngân hàng lần này không có chút tác động tiêu cực nào tới thị trường.

Thị trường chứng khoán tăng mạnh và tiếp tục lập đỉnh cao kỷ lục 10 năm mới.

Hàng loạt các cổ phiếu ngân hàng khác tăng mạnh như: như ACB, BID, CTG, HDB, MBB, VCB, VPB… Cổ phiếu EIB của Eximbank - một ngân hàng có liên quan trong vụ thâu tóm Sacombank vài năm trước đây cũng tăng trần.

Nhiều cổ phiếu chứng khoán cũng tăng mạnh như: BVS, HCm, SHS, SBS, SSI, VND, VCI… Nhóm cổ phiếu dầu khí cũng tăng vọt.

Thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam tiếp tục sôi động và hút dòng tiền trong và ngoài nước.

Theo VPBS, xu hướng tăng trên TTCK vẫn là chủ đạo bất chấp áp lực chốt lời vẫn còn. Diễn biến tích cực ở nhóm ngân hàng đã giúp tâm lý thị trường dần quên đi sự thận trọng ban đầu về các đại án kinh tế khi ngay nhóm cổ phiếu liên quan trực tiếp cũng tiếp tục hút tiền thì những cổ phiếu nhóm ngành khác ảnh hưởng được bao nhiêu. Xu hướng tăng vẫn là chủ đạo và thị trường sẽ tiếp tục chinh phục những ngưỡng cao mới trong tuần này.

BVSC cho rằng, với việc mùa báo cáo KQKD quý IV sẽ được công bố với triển vọng tích cực, thị trường nhiều khả năng sẽ tiếp tục xu hướng tăng điểm trong các phiên sắp tới. Mặc dù vậy, diễn biến thị trường cũng sẽ có mức độ phân hóa cao.

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 8/1, VN-index tăng 10,25 điểm lên 1.022,9 điểm; HNX-Index tăng 2,16 điểm lên 121,08 điểm. Upcom-Index tăng 0,53 điểm lên 56,74 điểm. Thanh khoản đạt hơn 360 triệu cổ phần được giao dịch. Giá trị đạt 8,6 ngàn tỷ đồng, cao hơn so với mức trung bình những tuần sôi động gần 4,8 ngàn tỷ đồng hồi tháng 6-7.

H. Tú